Home » Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm, Xã hội » Không đồng ý những thay đổi, giáo dục Việt Nam sẽ mãi mãi tụt hậu

Lâu nay giáo dục Việt Nam vẫn bị xem là tụt hậu so với thế giới, vì thế gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cố gắng thay đổi trong giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, rút ngắn hơn khoảng cách so với thế giới.

Minh họa từ internet

Minh họa từ internet

Thế nhưng “vạn sự khởi đầu nan” khi những thay đổi này gặp phải phản ứng không ủng hộ của không ít người, có một bộ phận phụ huynh thì cho rằng Bộ Giáo dục đang biến con em mình thành “vật thí nghiệm”.

Những phản ứng không ủng hộ này nhắm vào mô hình VNEN, Thông tư 30, quy chế tuyển sinh 2017.

Trên diễn đàn báo Lao Động xuất hiện bài viết “Đừng im lặng: Thưa Bộ trưởng GDĐT, chúng tôi không muốn con mình thành “chuột bạch”!”, bài viết mở đầu như sau “Tôi tin chắc rất nhiều phụ huynh không lo áo quần, bút mực, sách vở… và cả học phí bằng chờ xem năm nay giáo dục nước nhà sẽ đổi mới gì? Vừa thở hắt sau những VNEN, thông tư 30, chúng ta lại bắt đầu nín thở đợi quy chế tuyển sinh 2017 hứa hẹn không ít thay đổi.”, bài viết này đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều bạn đọc.

Ngay cả những người làm việc trong ngành giáo dục cũng e ngại trước những thay đổi, vì mỗi lần thay đổi lại phải có quá trình phổ biến cũng như thích nghi.

Mô hình VNEN được áp dụng tại Việt Nam là một bước tiến, mô hình này giống như mô hình của các nước có nền giáo dục tiên tiến,  vì thế để áp dụng mô hình này đòi hỏi giáo viên cần có sự thay đổi triệt để trong tư duy giảng dạy, dù đã có nhiều hướng dẫn phương pháp giảng dạy cho giáo viên nhưng có nhiều giáo viên vẫn không bắt kịp dẫn đến có phản ứng không ủng hộ mô hình này.

Thế nhưng Bộ Giáo dục vừa ra công văn quyết định tiếp thực hiện mô hình VNEN, thì nhiều ý kiến lại hướng đến những thay đổi trong kỳ tuyển sinh đại học năm tới.

Một lớp học VNEN. Ảnh lấy từ youtube

Một lớp học VNEN. Ảnh lấy từ youtube

Những thay đổi lớn trong 2 kỳ tuyển sinh đại học gần đây khiến nhiều giáo viên cũng e ngại, không rõ như “năm 2017 không biết sẽ tuyển sinh kiểu gì”

Bài viết trên diễn đàn báo Lao Động nói về những thay đổi này: “Cứ ngỡ năm ngoái cải tiến đã xong, năm nay lại thay đổi. Năm học mới đến rồi mà phương án thi chưa có, vừa học vừa lo không biết sẽ thi kiểu gì? Chỉ mong các con không phải làm… chuột bạch” hình như nhà nào nghe cũng đồng cảm các bạn ạ!”   

Thứ trường Bùi Văn Ga đã giải thích rằng những thay đổi trong tuyển sinh đại học 2017 là nhằm giảm áp lực thi cử, tốn kém và những bất cập của các năm trước “nội dung thi nằm trong chương trình sách giáo khoa lớp 12, cách học vẫn không có gì thay đổi so với những năm trước. Về xét tuyển ĐH, các em vẫn sử dụng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển. Điểm của các bài thi KHTN và KHXH vẫn có điểm từng phần các môn nên học sinh có thể sử dụng điểm từng phần đó kết hợp với các môn thi khác làm tổ hợp để đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ. Như vậy việc đang học theo khối thi của các em cũng sẽ không có ảnh hưởng gì. Các em học sinh không nên quá lo lắng” báo Lao Động dẫn lời.

Bùi Văn Ga

Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga trả lời phỏng vấn báo chí về đổi mới kỳ thi THPT quốc gia. Ảnh: TRẦN VƯƠNG – laodong.com.vn

Đánh giá về những thay đổi này, TS Phái Công Hồng – Giám đốc Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu trên báo Lao Động rằng: “Những điều chỉnh từ môn thi về bài thi là phù hợp với quy luật và xu thế giáo dục của các nước trên thế giới và trong khu vực. Việc điều chỉnh này sẽ giúp học sinh tránh tình trạng học tủ, học lệch… mà nâng cao được kỹ năng, kiến thức tổng hợp. Kỳ thi sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, ngoài ra mặt ứng dụng CNTT vào chấm thi cũng sẽ hạn chế được tiêu cực, đảm bảo khách quan hơn”.

Đổi mới trong giáo dục để có hiệu quả đòi hỏi cần có đổi mới trong tư duy và phương pháp giảng dạy của giáo viên, trong khi đó đội ngũ giáo viên đều được học và đào tạo từ nền giáo dục cũ trước đây, chưa bao giờ biết hay tưởng tượng đến một phương pháp giảng dạy nào khác. Vì thế, việc hướng dẫn thay đổi phương pháp tư duy giảng dạy cho giáo viên là khó, nhưng muốn thành công thì phải làm được, ví như trong việc áp dụng mô hình VNEN.

Giáo dục Việt Nam muốn tiến bộ để bắt kịp các nền giáo dục tiên tiến thì bắt buộc cần có sự thay đổi, nhưng nếu mỗi khi thay đổi lại có những phản ứng không đồng ý, giáo viên cũng chỉ muốn an nhàn giảng dạy như cũ, thì sẽ vẫn muôn đời ca mãi câu “giáo dục tụt hậu”

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com


01 ý kiến dành cho “Không đồng ý những thay đổi, giáo dục Việt Nam sẽ mãi mãi tụt hậu”

  1. Dũng 09/09/2016

    Để vừa cải cách nhanh, tạo tính ổn định cho xã hội và tiết kiệm chi phí thì tốt nhất nên dẹp mẹ cái bộ GDĐT kia đi. Chỉ cần photo lại chưng trình giảng dạy, quy chế thi của các nước có nền GD phát triển như của singapo rồi áp dụng và cho triển khai thế là xong.

    Reply

Ý kiến bạn đọc