Home » Cổ truyền, Văn hóa » Chữ “Ngộ” giải thích vì sao chỉ duy nhất Tôn Ngộ Không được học 72 phép biến hóa

Người xưa cho rằng cuộc sống của con người như một giấc mộng, việc đánh thức con người khỏi giấc mộng ấy chính là “ngộ”.

Tôn Ngộ Không

Tôn Ngộ Không trộm đào tiên, uống ngự tửu, lấy cắp tiên đan, làm náo loạn Thiên Đình. (Ảnh trong phim Tây Du Ký 1986)

Chữ ngộ 悟 được cấu thành bởi chữ tâm 忄 bên trái và chữ ngô 吾 (bản ngã) bên phải. Do đó chữ ngộ 悟 mang ý nghĩa ngay trong sâu thẳm (tâm) sinh mệnh của mình hiểu được bản ngã chân chính và bản chất của sự vật.

Trong lịch sử văn hóa từ xưa đến nay, người có ngộ tính cao phải kể đến Tôn Ngộ Không.

Tôn Ngộ Không sau khi lên núi theo học với Bồ Đề Tổ sư được 7 năm, học được lễ nghi, cách ăn ở rồi, Bồ Đề Tổ sư mới dạy Đạo.

Thế nhưng Bồ Đề Tổ sư có muốn dạy điều gì, Ngộ Không cũng chỉ quan tâm môn ấy có trường sinh bất tử được hay không. Dù Bồ Đề Tổ sư liệt kê rất nhiều môn có thể học, thế nhưng Tôn Ngộ Không vẫn rất kiên định, chỉ quan tâm học phép trường sinh. Điều này cho thấy Tôn Ngộ Không có học Đạo rất lớn, chỉ mang trong tâm một tâm nguyện học phép trường sinh, không gì lay chuyển được.

Thế nhưng đó chỉ là bước đầu mà thôi, xưa nay người tu luyện đều dựa vào một chữ Ngộ mà thành. Bồ Đề Tổ sư thấy Tôn Ngộ Không không chịu học cái gì cả liền cầm cây thước nói rằng “Đạo này cũng không học, Đạo kia cũng không học” rồi gõ cây thước lên đầu Tôn Ngộ Không 3 cái.

Các đồng môn theo học ai cũng chế nhạo Tông Ngộ Không hề không chịu học gì cả, còn bị Sư Phụ đánh phạt đánh cho 3 thước vào đầu.

https://www.youtube.com/watch?v=ADDXR0mOz94

Thế nhưng Tôn Ngộ Không lại ngộ khác, với bản tính tiên thiên, không bị hậu thiên dẫn dắt như các đồng môn, Tôn Ngộ Không ngộ ra rằng mình xin học phép trường sinh, Sư Phụ gõ lên đầu mình 3 cái là có ý hẹn mình canh ba đến chỗ Sư Phụ để nhận dạy.

Khi tiếng chuông đổ 3 tiếng Tôn Ngộ Không liền quỳ trước phòng của Sư Phụ, Bồ Đề Tổ sư thấy rằng Tôn Ngộ Không vẫn giữ được bản tính tiên thiên của sinh mệnh, không bị các quan niệm chi phối nên có ngộ tính tốt, lại trước sau như một quyết tu đạo học phép trường sinh, ý chí bất khả chuyển, nên quyết định truyền dạy 72 phép biến hóa cho Tôn Ngộ Không.

Trong số các đệ tử theo học, chỉ duy nhất Tôn Ngộ Không được truyền dạy 72 phép biến hóa trường sinh bất tử, những người khác không được học bởi họ bị bao bọc bởi các quan niệm hậu thiên, ngộ tính không tốt nên không thể được truyền.

Sư phụ trong đạo gia có nhiều đệ tử, nhưng chỉ duy nhất một đệ tử được chân truyền, đồ đệ ấy phải có nhiều đức nhất, ngộ tính tốt mới được truyền, nếu Sư Phụ không tìm được người như ý thì họ cũng quyết không truyền lại cho ai, câu chuyện về Tôn Ngộ Không chính là một hình mẫu điển hình nhất.

Ánh Sáng

 


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc