Home » Kinh doanh » Chuyên gia nói về Hội nghị Trump-Tập: Thời gian 90 ngày vô cùng cấp bách

Sau khi kết thúc Hội nghị Trump – Tập được chú ý, phía Trung Quốc đưa ra nhiều cam kết, còn phía Mỹ cũng cam kết tạm dừng thu thêm thuế quan. Đối với hội nghị Trump – Tập lần này, có thể nói là “duy trì chiến tranh ban đầu”, nhưng trong thời gian 90 ngày đối với Trung Quốc mà nói là rất gấp rút, và khó lường trước được.

chiến tranh thương mại Mỹ Trung

chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Ảnh nternews.vn

Tại hội nghị thượng đỉnh Trump – Tập, 2 nước Mỹ – Trung đều cho biết đã đạt được nhận thúc chung, Mỹ tạm hoãn thu thêm thuế quan đối với sản phẩm Trung Quốc, còn Trung Quốc cũng đồng ý mua lượng lớn sản phẩm của Mỹ, lập tức mua nông sản của Mỹ, quản lý chất lượng với chất fentanyl, lập tức triển khai đàm phán mang tính cải cách kết cấu với Mỹ, cùng Mỹ thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Hai bên đồng ý dốc sức hoàn thành đàm phán cải cách kết cấu trong thời gian 90 ngày, nếu trong khoảng thời gian này, hai bên không thể nào đạt được cam kết, Mỹ sẽ nâng mức thuế quan từ 10% lên 25%.

Đúng như dự đoán

Đối với kết quả đàm phán lần này, ông Trịnh Vũ Thạc (Joseph Cheng) – cựu giảng viên Chính trị học thuộc Đại học Thành phố Hồng Kông (City University of Hong Kong) cho biết, điểm đáng chú ý trong hội nghị Trump – Tập lần này vẫn là giống với những gì trước đó đã từng nói, rất khó có được một cam kết cụ thể, nhiều nhất chỉ là một khung cam kết.

Ông Trịnh Vũ Thạc cho rằng, từ phía Mỹ mà xét, lần này ít nhất là sự nhượng bộ của Trung Quốc, Tổng thống Trump cũng có cái để bàn giao với người dân. Từ phía của Trung Quốc cũng có thể nhìn ra, hai bên đều không hy vọng cuộc chiến thương mại bùng nổ toàn diện khiến hai bên đều bị tổn thương.

“Hai bên đều muốn dừng chiến 90 ngày, không leo thang chiến tranh thương mại, để đợi đàm phán có kết quả. Nếu đàm phán có tiến triển, sau 90 ngày có thể tiếp tục kéo dài thời gian dừng chiến.”

Học giả kinh tế của Trung Quốc là ông Củng Thắng Lợi (Gong Shengli) cho rằng, đối với hội đàm Trump – Tập lần này, có thể nói là vẫn “duy trì trạng thái chiến tranh ban đầu”.

Ngày 7/7, Mỹ bắt đầu khai màn chiến tranh thương mại với Trung Quốc, ông Trump duy trì mức thuế quan 25% đối với các sản phẩm Trung Quốc có tổng trị giá lên đến 50 tỷ USD; lần thứ 2 là ngày 24/9, tiếp tục thu thêm 10% đối với hàng hóa Trung Quốc có tổng trị giá lên đến 200 tỷ USD. Mỹ đã có 2 khoản thu nhập lớn, tiếp tục tiến về phía trước, duy trì thêm 90 ngày, tức 1/3/2019, hướng đi thế nào thì vẫn cần xem ông Trump hành động ra sao.

Ông Trịnh Vũ Thạc cho rằng, nói chung kết quả đàm phán phù hợp với dự đoán của giới quan sát rằng đôi bên cũng có thể đưa ra cam kết tạm thời dừng chiến, và đều mong muốn ngồi lại với nhau, đây cũng coi như một thành quả không tồi.

90 ngày căng thẳng

Tiến sĩ Luật Tăng Kiến Nguyên, đồng thời cũng là Nhà nghiên cứu thuộc Ủy ban thúc đẩy tư pháp Đài Loan cho biết, hội nghị lần này, đối với vấn đề Mỹ làm thế nào để cho phía Trung Quốc đi vào khuôn khổ trong thương mại song phương và thương mại công bằng, ông Trump đã định liệu kỹ trước đó, ông có thể bình thản đưa ra yêu cầu, để phía Trung Quốc đưa ra câu trả lời và thực hiện điều chỉnh.

Ông Tăng Kiến Nguyên nói, hiện tại là tiếp tục duy trì hiện trạng chiến tranh thương mại, Mỹ tiếp tục cho Trung Quốc một khoảng thời gian, để quan sát trung Quốc biểu hiện ra sao trong khoảng thời gian này, sau 90 ngày, Mỹ có thể sẽ có hành động bước tiếp theo.

“Tuy nhiên thời gian thực tế là rất căng thẳng, bởi vì dù sao thì Trung Quốc cũng là một nước kinh tế lớn, họ cần phải có những điều chỉnh về pháp luật, chính sách đối với những yêu cầu của Mỹ đề xuất, và thời gian 90 ngày cho những điều chỉnh này là rất cấp bách”.

Ông Trịnh Vũ Thạc cho rằng, “sự đối kháng giữa Trung Quốc và Mỹ không phải là trong thời gian ngắn. Thay đổi mang tính kết cấu của Trung Quốc là cần rất nhiều thời gian, do đó 90 ngày mặc dù là tạm ngưng leo thang Chiến tranh thương mại Mỹ Trung, nhưng những khó khăn mà kinh tế Trung Quốc gặp phải vẫn rất khó giải quyết.”

“Ví dụ như hệ thống ngân hàng, tất cả chuỗi cung ứng vốn liệu có thể thỏa mãn được nhu cầu của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỷ lệ nợ của Trung Quốc vẫn luôn cao, không thể giữ cho hệ thống tài chính được ổn định, còn vấn đề việc làm bị ảnh hưởng bởi Chiến tranh thương mại Mỹ Trung, rất nhiều những khó khăn trong quá khứ của kinh tế Trung Quốc được tích lũy lại, trong tình hình Chiến tranh thương mại Mỹ Trung hiện nay, rất có thể sẽ ngày một tệ hơn, liên tiếp có những khó khăn mới, vấn đề mới xuất hiện.”

Ông Củng Thắng Lợi cho biết, theo ông được biết, tỉnh có tài chính tốt nhất Trung Quốc là tỉnh Quảng Đông và tỉnh Giang Tô đều xuất hiện hiện tượng kinh tế trượt dốc mạnh. Tiêu dùng và GDP của tỉnh Hải Nam đều đang giảm mạnh. Thực ra thời gian bùng nổ Chiến tranh thương mại Mỹ Trung đến nay là rất ngắn, trong thời gian chưa đầy 5 tháng, cuộc chiến thương mại đã tạo ra hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc.

Ông Củng Thắng Lợi cho rằng, nếu phía Trung Quốc không thay đổi từ gốc rễ, thì ông Trump có thể sẽ không bỏ qua.

Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa – Chuyên gia về vấn đề Trung Quốc thuộc Đại học Công nghệ Sedney cho rằng, Trung Quốc đáp ứng giảm thiểu chênh lệnh thương mại với Mỹ bằng cách nhập khẩu lượng lớn sản phẩm của Mỹ, nhưng đây không phải là vấn đề mấu chốt. Điều ông Trump muốn là việc lớn hơn, là điều chỉnh toàn bộ thị trường Trung Quốc, bảo vệ sở hữu trí tuệ, không ép buộc chuyển giao công nghệ, về những phương diện này thì Trung Quốc sẽ không dễ dàng nhượng bộ.

Bloomberg News hôm Chủ Nhật (2/12) cũng đăng bài bình luận cho biết, do chiến tranh thương mại Mỹ Trung nên 2 nước có sự chia rẽ mạnh, hiện tại hai nước đồng ý tiến hành thương thảo trong thời gian 90 ngày, nhưng không có nhiều khả năng đạt được thỏa thuận. Một trong những dấu hiệu rõ ràng đó là sau khi hội nghị Trump – Tập lần này kết thúc, hai bên không đưa ra tuyên bố chung, mà là lãnh đạo 2 nước phát biểu riêng về nhìn nhận của mình.

Trung Quốc còn nhiều khó khăn

Đối với lo lắng của dư luận rằng liệu Mỹ có lại bị Trung Quốc làm lay động hay không, Tiến sĩ luật Tằng Kiến Nguyên cho biết “không cần lo lắng”.

Ông Tằng Kiến Nguyên cho rằng, ông Trump là một lãnh đạo mà đầu óc rất rõ ràng, ông biết rõ rằng lợi ích của nước Mỹ nằm ở đâu. Với kinh nghiệm trong thương trường trong quá khứ của mình, nên ông biết rất rõ rằng trong quá trình đàm phán cần buông và cần nắm những gì.

“Chúng ta thấy lần đầu tiên hội nghị Trump – Tập, ông Trump mời vợ chồng ông Tập Cận Bình đến nhà ông ấy, sau đó ông Tập Cận Bình vừa về đến Trung Quốc, Mỹ liền tuyên bố một loạt các chính sách đối với Trung Quốc. Từ các cuộc gặp Trump – Tập trong quá khứ có thể thấy, trong các cuộc gặp mặt đối mặt với các nguyên thủ, ông Trump luôn giữ thể diện cho đối phương. Lời nói đều phân rõ trước hoặc sau hội nghị.”

“Khi phía Mỹ nắm chắc được nước cờ, ông Trump sẽ rất ung dung để đối phương trong trạng thái dễ dàng phối hợp mà đạt được mục tiêu chính sách mà Mỹ cần.”

Ông Củng Thắng Lợi dự tính, một tháng sau, có lượng lớn hàng hóa Mỹ như đậu tương, lúa mì, gạo, dầu thô, khí đốt sẽ liên tục chảy vào Trung Quốc. Hiện tại Trung Quốc cần tạo cục thế giảm thiểu chênh lệch thương mại, do đó cần mua nhiều thị bò Mỹ, Trung Quốc đang thiếu thịt bò, còn thịt heo tại Trung Quốc thì nơi đâu cũng có dịch bệnh; hiện tại dầu mỏ Trung Quốc đã đứt nguồn cung, trong khi kho dầu mỏ của Mỹ đang tích nhiều nhất trong những năm qua, …

Trí Đạt

Theo trithucvn.net

Bài liên quan:

>> Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung tạm dừng chưa đủ giải quyết bất đồng sâu sắc hai nước


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc