Home » Cổ truyền, Tiêu Điểm, Văn hóa » Giới thiệu võ thuật Trung Hoa

Võ thuật Trung Hoa bắt nguồn từ nền văn hóa cổ xưa của Trung Quốc (Ảnh: Edward Dai/The Epoch Times)

Võ thuật Trung Hoa (còn được biết đến với cái tên kung fu) khởi nguồn từ nền văn hóa cổ xưa của Trung Quốc và có một nội hàm vô cùng phong phú. Nó bắt nguồn từ Đạo gia (trường phái Đạo) và do đó cũng có liên quan đến tu luyện. Bên cạnh việc nâng cao đạo đức cũng như kỹ thuật và thủ pháp, nó còn có tác dụng tăng cường sức khỏe và dưỡng sinh, có chức năng phòng vệ và ngăn chặn bạo lực. Trong tiếng Trung Quốc, “võ thuật” được tạo nên bởi hai ký tự, là “ngăn chặn” và “chiếc giáo.”

Trong lịch sử xa xưa của dân tộc Trung Hoa, võ thuật đã xuất hiện lần đầu tiên khoảng hơn 4.000 năm trước đây dưới hình thức tương tự như đấu vật, chẳng hạn như trong truyền thuyết “Hoàng Đế Chiến Xi Vưu.” Trong thời Chiến Quốc (475-221 trước công nguyên), kiếm thuật được phát triển. Trong thời nhà Hán (202 trước công nguyên – 220 sau công nguyên) và nhà Đường (618-907 sau công nguyên), những nội hàm thâm sâu hơn được đưa vào kiếm thuật. Lấy ví dụ, “Đại Đường Tam Tuyệt” được đề cập đến trong thơ của Lý Bạch, kiếm thuật của Bùi Mân và nghệ thuật thư pháp của Trương Húc. Điều đó cho thấy, vào thời gian đó, kiếm thuật đã lên đến đỉnh cao trong lịch sử Trung Hoa cùng với nghệ thuật thơ ca.

Từ đời nhà Tống (960-1279 sau công nguyên) và nhà Nguyên (1271-1368 sau công nguyên), Đạo nhân Trương Tam Phong đã sáng tạo ra Thái Cực Quyền thông qua quá trình tu luyện của ông. Trong đời nhà Minh (1368-1644 sau công nguyên) và nhà Thanh (1636-1912 sau công nguyên), Thái Cực Quyền được kế thừa và phát triển, đồng thời “Bát Quái Chưởng” và “Hình Ý Quyền” cũng được truyền rộng trong giới tu luyện. Trong dân gian cũng phát triển “Ngoại Gia Quyền” với đặc điểm là nhanh và đẹp mắt, chẳng hạn như “Tra, Hoa, Pháo, Hồng”, kèm theo với “Đẳng Trường Quyền” và “Bát Cực”, “Thông Tý”, “Phiên Tử”, “Đường Lang” với những kỹ năng và thủ pháp võ thuật mang phong cách khác nhau. Môn võ thuật Thiếu Lâm vang danh thiên hạ cũng phân thành Bắc phái và Nam phái, với đặc điểm phân biệt là Nam phái chú trọng đánh quyền còn Bắc Phái chú trọng đánh cước.

Trong quá trình hình thành và phát triển, võ thuật phân thành các phong cách sau đây:

1. Nội gia quyền, chú trọng đến việc tu nội. Bao gồm các hình thức như “Thái Cực”, “Bát Quái”, “Hình Ý Đẳng”,…

2. Ngoại gia quyền, chú trọng đến luyện ngoại. Nó đòi hỏi sự chuyển hóa dần dần từ luyện ngoại sang tu nội và đạt được trạng thái “hình thần hợp nhất.” Bao gồm: “Tra, Hoa, Pháo, Hồng,” “Nam Quyền”, “Thiếu Lâm”, “Thông Tý”, “Đường Lang”, “Phiên Tử”, “Bát Kỹ”,…

Không kể là nội gia hay ngoại gia, võ thuật Trung Hoa đều có bao gồm luyện tập các chủng binh khí khác nhau như: Đao, thương, kiếm, côn, búa, rìu, mác,…tất cả được gọi chung với cái tên “khí giới võ thuật.”

Về bản chất, võ thuật Trung Hoa khuyến khích việc tu dưỡng đạo đức, thưởng thức nghệ thuật, tăng cường sức khỏe và khả năng tự phòng vệ. Về mặt kỹ thuật và thủ pháp, nó có nội hàm rất cao thâm. Vì vậy, võ thuật đã trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành nền văn hóa thần truyền của dân tộc Trung Hoa.

(Theo Chanhkien.org)

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc