Home » Cổ truyền, Văn hóa » Chuyện cổ Trung Hoa: Không được phép truy cầu thoải mái

Vào thời Trung Quốc cổ xưa, truy cầu thoải mái là điều cấm kỵ

Trung Quốc cổ đại có câu: “Lưu thủy bất hủ, hộ xu bất đố” (Nước chảy không hôi hám, chốt cửa không mối mọt) (Peashooter/www.pixelio.de)

Xã hội Trung Quốc cổ xưa coi việc truy cầu thoải mái là có hại cho con người cũng như rượu độc vậy. Ôm giữ quá nhiều ham muốn và truy cầu thoải mái bị người ta xem thường, và coi đó như là phạm vào điều cấm kỵ.

Người Trung Quốc có câu: “Người ta sống sót qua khổ nạn nhưng lại bỏ mạng vì sung túc”. Mặc dù thoải mái, tự bản thân nó không dẫn đến cái chết, nhưng nó lại dễ dàng làm tăng trưởng tâm lý lười biếng và làm nhụt ý chí của người ta. Khổng Tử từng nói: “Không làm gì sau một bữa no thì không tốt. Lẽ nào một người không thể ít nhất là chơi một ván cờ? Chơi cờ thậm chí vẫn còn tốt hơn lười biếng”.

Mạnh Tử cũng từng nói về điều này: “Khi người ta được cơm no, áo ấm, sống an nhàn thoải mái, mà không được uốn nắn giáo dục, thì họ chẳng khác nào loài vật. Ấy chính là âu lo của một bậc thánh hiền, người xuống đây để giáo huấn con người về lễ tiết và đạo đức”.

Người Trung Quốc cổ đại tin rằng truy cầu thoải mái là rất có hại. Sống một cuộc sống thoải mái mà không chăm lo đến giáo dục, tri thức và văn hóa dễ dẫn người ta sang đường tà, khiến họ phạm phải những việc chẳng khác nào loài thú vật.

Lưu Bị, một trong những nhà lãnh đạo thời Tam Quốc, có lần thở dài, rưng rưng nước mắt: “Bao năm qua, ta thường cưỡi trên lưng ngựa, hai chân nhờ thế mà rắn chắc. Giờ ta không còn cưỡi ngựa, tay chân mềm nhão. Thời gian trôi như dòng nước. Nay ta đã già rồi, nhưng chẳng đạt được điều gì. Chẳng thể làm được gì nữa mà chỉ thấy đau lòng”.

Đào Khản, một viên quan nhà Tấn, mỗi sáng mang 100 viên gạch ra ngoài và mang chúng trở lại khi trời tối. Người khác thấy thế rất đỗi ngạc nhiên, bèn hỏi tại sao ông lại làm vậy. Ông trả lời: “Tôi làm hết sức mình vì đất nước. Nếu tôi sống quá ư thoải mái, tôi sợ rằng không thể gánh vác thật tốt trách nhiệm của mình, đó là lý do vì sao tôi làm việc này”. Cuối cùng ông trở thành thống sứ phụ trách tám vùng, nổi tiếng khắp gần xa.

Cổ nhân Trung Quốc thường nói: “Lưu thủy bất hủ, hộ xu bất đố” (Nước chảy không hôi hám, chốt cửa không mối mọt) (ý nói nước vì chảy không ngừng nên không bị tù đọng mà trở thành hôi hám, cái chốt cửa vì được dùng thường xuyên nên không bị mối mọt ăn).

Người Trung Quốc cổ đại hiểu rằng đời người chỉ có mấy chục năm để sống. Nếu một người chìm sâu trong thoải mái, lười biếng, sống không mục đích và trở nên thụ động, thì anh ta sẽ sợ hãi trước khó khăn và sự quyết đoán của anh ta trở thành yếu nhược. Khi gặp phải nghịch cảnh, anh ta không chịu hy sinh và vì thế không đạt được điều gì. Đắm chìm trong truy cầu thoải mái sẽ mang đến những khó nạn, còn những người thành công là những người luôn kiên định, siêng năng và quyết tâm.

(Theo The Epoch Times)


01 ý kiến dành cho “Chuyện cổ Trung Hoa: Không được phép truy cầu thoải mái”

  1. hhuhuhu 17/02/2011

    quả là tri kiến mới , hay đấy :)

    Reply

Ý kiến bạn đọc