Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm » Bí ẩn “Cửu long cửu tỉnh”
Ở Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam có 9 cái giếng. Người Đọi Sơn xa xưa thường gọi đó là “Cửu long cửu tỉnh”. Qua lời kể của những người đã non trăm tuổi tại đây thì sự tồn tại của 9 “mắt rồng” đi cùng rất nhiều điều bí ẩn.


Không bao giờ cạn

Năm 2003, cố GS Trần Quốc Vượng đã đến đây tìm hiểu và nghiên cứu 9 mắt rồng. Những ẩn số được tìm ra như, có 9 con rồng, nhưng tại sao lại chỉ có 9 cái mắt? Nhẽ ra phải là 18 mắt mới đúng. Hay sự liên quan giữa 9 mắt rồng và quái nhân đầu người mình chim (có 2 tượng đầu người mình chim, hiện ở chùa Đọi vẫn còn giữ được 1 tượng)… Tuy nhiên, bí ẩn 9 mắt rồng chưa được lật giở thì GS Trần Quốc Vượng ra đi. Từ đó đến nay không thấy ai hao tổn công sức lần tìm lời giải cho những bí ẩn 9 mắt rồng ở Làng Đọi nữa và những câu chuyện huyền ẩn liên quan đến mắt rồng của cư dân an sinh quanh chân Đọi Sơn vẫn truyền miệng đi khắp nơi.

Từ xa xưa, nước

Từ xa xưa, nước “mắt rồng” là không gian sinh hoạt của cư dân Đọi Sơn và họ dẫn nước từ giếng về nhà.
Một điều kỳ lạ qua lời kể của người dân khiến chúng tôi không khỏi tò mò. Đó là cả 9 mắt rồng đều chưa bao giờ cạn nước, 9 giếng mắt rồng này cung cấp nước cho toàn bộ cư dân quanh chân núi Đọi. Ngay cả thời điểm hiện tại, có giếng như giếng Hàm Long người dân đặt tới 27 máy bơm nước cỡ nhỏ nối đến từng hộ dân, ngay cả khi cả 27 máy bơm cùng hoạt động, nhưng giếng vẫn không cạn.

Ông trưởng thôn Đọi Nhất, Trần Kim Hạ cho biết: Dân gian ở đây vẫn tin sự huyền diệu của 9 mắt rồng, cả 9 mắt rồng đều ăn thông với nhau từ giếng này tới giếng kia qua chân núi Đọi. Không những thế “Cửu long cửu tỉnh” còn ăn thông với cả sông Hồng. Người dân ở đây vẫn còn lưu truyền lại câu ca từ xa xưa. Câu ca nói cả 9 mắt rồng đều: “Đầu gối núi Đọi, chân rọi Tầm Vường, lưu tịch Đế Vương, lưu truyền vạn đại”. Tầm Vường là một khu vực ngã ba sông được xác định là giữa sông Luộc và sông Hồng ngày nay. “Cửu long cửu tỉnh” có một đường thông nối tới tận ngã ba Tầm Vường, cung cấp nguồn nước ổn định cho cư dân Đọi Sơn, đó là nguồn nước được lấy từ nơi phì nhiêu giàu có, chính vì thế nên câu ca này mang theo cả nguyện ước về mùa màng bội thu, tươi tốt, cuộc sống an bình, thanh thản.

Thời kỳ chống Pháp và Mỹ, bộ đội đào hầm xuyên núi Đọi, trong địa đạo này đều có cửa hầm bí mật dẫn ra 9 giếng mắt rồng để lấy nước, và rút lui khi bị giặc đánh.

9 mắt “mù” mất 1

Nói về lịch sử của “Cửu long cửu tỉnh”, cụ Trần Đăng Nhẫn 87 tuổi, hiện là người cao tuổi nhất làng Đọi cũng không thể nhớ được 9 giếng mắt rồng có từ bao giờ. Cha anh đi trước kể lại, khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư đến Thăng Long đã đi qua đất này và nghỉ lại. Lúc đó giếng mắt rồng linh thiêng đã có rồi, khi vua nghỉ lại, người dân đã lấy nước mắt rồng để nấu cơm cho vua ăn, tắm… Tiếp đó, vua còn đi cày tịch điền, làm ruộng cùng người dân, chính vì thế hàng năm ở làng Đọi đều có lễ hội cày Tịch điền.

Do tác động của con người, 9 mắt rồng hiện chỉ còn 8 mắt, một mắt đã bị san lấp. Tuy nhiên, để khôi phục lại là việc làm không quá khó khăn. Cụ Nhẫn cho bày tỏ: “Cửu long cửu tỉnh” là biểu tượng của sự trường tồn, và sự bất diệt, vì nó đã tồn tại qua cả ngàn năm. Đồng thời, “Cửu long cửu tỉnh” còn là di tích lịch sử của đất nước, vì nó đã phục vụ bộ đội trong những năm trường kháng chiến… “Cửu long cửu tỉnh” giờ chỉ còn lại “Bát long bát tỉnh” là điều rất đáng buồn, chúng ta nên trả lại sự tôn nghiêm và phục trang cho 9 mắt rồng huyền thoại. Theo người dân nơi đây, chính việc lấp mắt rồng đã đem đến cho Đọi Sơn không ít tai ương, trong đó tình trạng nhiều người dân địa phương bị tâm thần.

Từ khi 1 trong 9 chiếc giếng mắt rồng bị lấp tự dưng có rất nhiều điều không bình thường đã xảy ra. Người tin thì cho rằng đó là hệ lụy của việc phỉ báng thánh thần nhưng người không tin thì cho rằng đó chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên.

Trần Hòa – Quách Dương

Theo Bee


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc