Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Vẽ lại bức tranh về cuộc đàn áp
Los Angeles – Gần 800 học sinh tại Trường trung học Duarte ở Duarte, California, tham dự một khóa học một giờ trong hai ngày về một trong những vi phạm nhân quyền thảm kịch nhưng ít được biết đến trên thế giới: cuộc đàn áp những người tập Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công).

>>Nhân chứng sống kể lại vụ cưỡng bức mổ lấy nội tạng tại Trung Quốc

Không nhà: được treo trên giá sách là một trong những bức tranh trưng bày tại triển lãm nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn. (Trung tâm Nghệ thuật Pháp Luân Đại Pháp)

Cuộc triển lãm bao gồm những bức tranh theo trường phái tả thực cổ điển của các học viên Pháp Luân Đại Pháp: những nghệ sĩ đã từng bị đàn áp ở Trung Quốc chỉ vì tín ngưỡng của mình, những nghệ sĩ đã từng làm việc với những người từng phải chịu đựng sự bạo lực, và những nghệ sĩ muốn chia sẻ vẻ đẹp và sự hài hòa của môn tập này.

Hai mươi bức tranh chép chất lượng cao của những nguyên tác được trưng bày tại thư viện của trường trong vài ngày.

Những bức tranh miêu tả bốn chủ đề chính: các học viên Pháp Luân Đại Pháp đáp lại nghịch cảnh của họ, lòng dũng cảm trong việc chống lại mối đe dọa đối với tín ngưỡng của mình, sự hài hòa mà họ khám phá ra, và lời yêu cầu đưa những thủ phạm của sự tàn bạo ra trước công lý.

Học sinh tham dự sự kiện đến từ các lớp lịch sử và khoa học xã hội của Trường trung học Duarte.

Khi thấy Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân Thiện Nhẫn tại Trường Đại học San Diego (USD), một giáo viên của trường Duarte đã mời cả nghiên cứu sinh tiến sĩ của USD Cyrus Parsa và một học viên đã từng bị tra tấn, tổ chức cuộc triển lãm tại trường.  Cuộc triển lãm giới thiệu với các học sịnh trung học cả nghệ thuật và cuộc đàn áp Pháp Luân Công dưới chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Các học sinh cũng đã có một cơ hội để học các bài tập của Pháp Luân Công từ một học viên đến tham dự cuộc triển lãm.

Một học sinh tên là Madison, đã phản ứng với cuộc đàn áp và tra tấn mà những người tập Pháp Luân Đại Pháp phải đối mặt: “Tôi rất ngạc nhiên.  Những điều này quá là kinh khủng.  Thường thì khi bạn nghe thấy những câu chuyện như thế này, bạn sẽ nghĩ về những sự việc như thế xảy ra rất nhiều năm về trước.  Tôi rất sốc rằng những sự kiện như thế này lại vẫn xảy ra ở Trung Quốc hàng ngày.”

Một học sinh khác, Anissa, chú ý đến bức tranh có tựa đề “Bất động”.  Cô rất ấn tượng về cách mà bức tranh miêu tả sức mạnh mà một người có thể có trong khi bị tra tấn.  “Nó giải thích cho sức mạnh mà những người tập Pháp Luân Công Trung Quốc có và sức mạnh tinh thần mà họ có. … Bất kể là cảnh sát cố gắng bẻ gãy tinh thần của cô như thế nào, cô vẫn có thể có được sự bình an và tĩnh lặng.”

Jeanette, cùng với những người khác, lưu ý đến cảnh ngộ của những đứa con học viên Pháp Luân Công.  “Điều làm tôi đau đớn nhất là những đứa trẻ cũng đang phải trải qua cuộc đàn áp.”

Hai trong số những bức tranh miêu tả những trẻ em bị tổn thương vì cuộc đàn áp, một tình huống quá hay gặp.  “Không nhà” cho thấy một đứa trẻ trở về nhà từ trường chỉ để phát hiện ra là cửa trước đã bị khóa và niêm phong bởi cảnh sát, là những người đã bắt cha mẹ em vào nhà giam trong khi em đang ở trường.  Những người hàng xóm không dám giúp đỡ em vì sợ rằng cảnh sát sẽ buộc tội họ là ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp.

Bức tranh “Tại sao” cho thấy một tình huống trong đó một trẻ em bị bắt cùng với mẹ của em và bị giam trong cùng một xà lim – và chứng kiến việc mẹ bị tra tấn.

Một học sinh bị cuốn hút bởi lý tưởng cộng sản đã phát hiện ra rằng đó không phải là “Thiên đường trên mặt đất” như những người cộng sản nói.  “Cuộc triển lãm đã làm đau đớn tâm hồn tôi,” cậu nói.  “Tôi xúc động nhiều đến mức tôi đã gỡ bỏ hình ảnh Mao chủ tịch … mà đã gây nhiều tranh cãi trên bộ đồng phục hướng đạo sinh của tôi.”

The Epoch Times


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc