Trung Quốc vốn được biết đến là một đất nước không có tự do ngôn luận, internet bị kiểm duyệt rất chặt chẽ. Chỉ có 2 công cụ tìm kiếm được phép sử dụng công khai là Baidu và Haosou 360.
Thế nhưng từ ngày 12/7/2015 hai công cụ tìm kiếm này đã xuất hiện các thông tin được cho là bị kiểm duyệt rất kỹ lưỡng để không cho người dân biết sự thật, đó là Pháp Luân Công vốn bị cấm ở Trung Quốc nhưng lại được phổ truyền khắp thế giới, sự thật vê cuộc đàn áp Pháp Luân Công với hơn hai triệu học viên bị mổ cắp nội tạng sống cũng được xuất hiện.
Ngoài ra làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân lan khắp dân chúng cũng xuất hiện trên 2 công cụ tìm kiếm này, các từ khóa vốn bị kiểm duyệt kỹ như “làn sóng tố cáo Giang Trạch Dân trên toàn cầu”, “lão hổ tiếp theo là Giang Trạch Dân” đã được gỡ bỏ kiểm duyệt.
Điều này gây kinh ngạc cho rất nhiều người Trung Quốc, khiến người ta đều tự đặt câu hỏi “điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc”
>> Bức tranh sinh động về cuộc đấu đá nội bộ ĐCS Trung Quốc
>> Số người kiện Giang Trạch Dân đã lên đến hơn 80.000 người
Các quan chức bức hại Pháp Luân Công bị xét xử
Pháp Luân Công được hình thành và phổ truyền tại Trung Quốc từ năm 1992, ngày càng có nhiều người dân tham gia tập luyện do lợi ích sức khỏe mà môn khí công này mang lại. Đến năm 1999 ước tính tại Trung Quốc đã có 100 triệu người theo tập .
Lãnh đạo Trung Quốc thời điểm đó là Giang Trạch Dân vốn là người đã quen nghe người khác ca ngợi bản thân mình, nhưng lúc đó Giang Trạch Dân đi đâu cũng đều nghe nói về sự tốt đẹp về sức khỏe do tập Pháp Luân Công, đọc báo hay nghe tin ông ta đều nghe nhiều tấm gương người tốt việc tốt là các học viên Pháp Luân Công, điều này khiến sự đố kỵ của ông ta dâng cao.
Giang Trạch Dân cảm thấy tầm ảnh hưởng của ông ta đối với người dân Trung Quốc càng ngày càng giảm dần, trong khi ảnh hưởng của Pháp Luân Công đối với sức khỏe người dân ngày càng cao. Vì thế ông ta đã quyết định phải đàn áp Pháp Luân Công bất chấp sự phản đối của 6 vị thường ủy trong Bộ Chính trị, cũng như các quan chức cấp cao khác như Thủ tướng Chu Dung Cơ, cựu Chủ tịch Quốc Hội Kiều Thạch
Ngày 20/7/1999 theo lệnh của Giang Trạch Dân tất cả các phương tiện phát thanh truyền hình báo chí, báo chí đang ca ngợi Pháp Luân Công bỗng quay ngược trở lại vu khống đả kích môn tập này để dọn đường cho Trang Trạch Dân đàn áp.
Đến nay sau 16 năm đàn áp, Pháp Luân Công không những không bị tiêu diệt mà còn được phổ biến khắp 114 nước trên thế giới.
Trong khi đó ở quốc tế Giang Trạch Dân cùng các tay chân khác như La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm bị tòa án quốc tế ở Tây Ban Nha truy tố về tội diệt chủng đối với Pháp Luân Công .
Ở trong nước thì phe cánh Giang Trạch Dân bị Tập Cận Bình truy bắt vì tội tham nhũng. Những kẻ trước đây nhờ hăng hái đàn áp Pháp Luân Công để thăng quan tiến chức như Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang đều lần lượt ngồi tù.
Thứ trưởng công an phụ trách phòng 610 (chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công) là Lý Đông Sinh bị bắt giữ vào tháng 12/2013 để điều tra vì tội tham nhũng.
Trước năm 2002 khi còn là Phó Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, Lý Đông Sinh theo lệnh của Giang Trạch Dân đã dựng nên nhiều chương trình vu khống bôi nhọ Pháp Luân Công.
Giang Trạch Dân và Lý Đông Sinh
Với thành tích vu khống bôi nhọ Pháp Luân Công này, Lý Đông Sinh dù không có kinh nghiệm nghiệp vụ mà vẫn được leo lên hàng Thứ trưởng Bộ Công an, phụ trách Phòng 610 là cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công
Cựu Phó chủ tịch nước là Tăng Khánh Hồng, người rất ủng hộ Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công đã bị quản thúc tại gia ở TP Thiên Tân từ tháng 7 năm ngoái.
Cựu Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, thượng tướng Từ Tài Hậu bị bắt giữ với tội danh tham nhũng vào tháng 6/2014. Sau khi khám xét nhà cửa người ta phát hiện rất nhiều của cải, trong đó có 1 tấn tiền giấy được dấu dưới tầng hầm.
Từ Tài Hậu khi còn nắm quyền chính là người đã bảo trợ cho các bác sỹ quân đội mổ cắp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, thống kê mới đây cho thấy có ít nhất 2 triệu học viên Pháp Luân Công bị mổ cắp nội tạng sống vì không chịu từ bỏ niềm tin vào Chân Thiện Nhẫn của mình.
Rất nhiều quan chức địa phương thuộc phe cánh của Giang Trạch dân cũng lần lượt bị bắt, mới đây vào ngày 13/7 trưởng ban quản lý hệ thống nhà tù tỉnh Quảng Tây là Chung Thế Phạm bị bắt vì tội thiếu trách nhiệm và tham nhũng.
Chung Thế Phạm bị quy kết cho là tiến hành tra tấn và bức cung phạm nhân, đứng đầu danh sách là các tù nhân Pháp Luân Công
Chung Thế Phạm, trưởng ban quản lý nhà tù tại tỉnh Quảng Tây, (Ảnh chụp màn hình nguồn xinhua.net)
Là người đứng đầu nhà tù, Chung Thế Phạm đã giám sát việc bắt giam, tra tấn dã man, thậm chí đến chết những học viên Pháp Luân Công nếu như họ không chịu từ bỏ niềm tin vào Chân Thiện Nhẫn
Phòng 610 không có người đứng đầu báo hiệu điều gì?
Phòng 610 tại Trung Quốc là cơ quan đứng trên cả pháp luật với nhiệm vụ chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công, thủ đoạn để đàn áp là khét tiếng tàn ác và được ví như Gestapo của phát xít Đức, tên 610 là được lấy theo ngày thành lập 10/6/1999.
Khi ông Lưu Kim Quốc là người phụ trách Phòng 610 ngừng đảm nhiệm chức vụ từ tháng giêng năm nay, thì từ đó đến nay chưa có ai thay thế, và vị trí Trưởng phòng 610 vẫn đang để trống.
Thông báo của ủy ban kỷ luật về việc từ nhiệm của ông Lưu Kim Quốc làm dấy lên câu hỏi về tương lai của tổ chức mờ ám này. Theo luật pháp Trung Quốc thì phòng 610 là một tổ chức trái với hiến pháp.
Ông Lưu Kim Quốc là người của Tập Cận Bình, có công rất lớn trong vụ án Chu Vĩnh Khang. Vì thế mà việc ông Lưu Kim Quốc rời khỏi chức vụ này có thể là báo hiệu một hành động chống lại Phòng 610 trong tương lai.
Vào ngày 25/5/2015 Phó Giám đốc Phòng 610 chi nhánh tỉnh Quảng Đông là La Kiến bị điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng pháp luật và kỷ luật của Đảng”, một cụm từ phổ biến đã được dùng hàng chục nghìn lần trong những tháng gần đây để nói về những quan chức bất kham.
Sự việc của La Kiến được truyền thông trong nước đưa tin rộng rãi cho thấy Phòng 610 đang rơi vào tầm ngắm của Tập Cận Bình.
Chu Tiểu Huệ – bình luận viên của thời báo Đại Kỷ Nguyên nhìn nhận rằng: “Nếu truyền thông nhà nước đang để ý soi xét đến khu vực nào thì có nghĩa là chính quyền của ông Tập Cận Bình đang sắp sửa tấn công vào khu vực đó”.
Phòng 610 là do Giang Trạch Dân thành lập, trong nỗ lực tận diệt phe cánh của Giang Trạch Dân, khả năng Tập Cận cho xóa sổ Phòng 610 là rất cao. Nhưng nhiều khả năng Đảng sẽ không dám đề cập đến vấn đề Pháp Luân Công, bởi tội ác đàn áp Pháp Luân Công là quá lớn, ảnh hưởng đến từng người dân, nếu công khai việc này, thì uy tín của Đảng sẽ bị mất hết, vì một Đảng để một cá nhân thao túng là không thể, việc công khai này sẽ kéo theo nguy cơ cả ĐCS cũng bị sụp đổ theo.
Bổ sung điều luật mới kéo theo làn sóng kiện Giang Trạch Dân dâng cao
Trước kia, các đơn kiện tại Trung Quốc sẽ phải đi qua các phòng Tiếp nhận hồ sơ, nơi được coi là “người gác cửa” cho hệ thống Tòa án. Phòng này phê duyệt các vụ việc theo cách không minh bạch, nhiều khi họ từ chối đơn kiện với lý do không rõ ràng hoặc không có phản hồi gì với người đi kiện, hoặc liên tục yêu cầu bổ sung giấy tờ để tìm cách tránh né vụ kiện. Chính vì vậy, đối với các đơn khởi kiện quan chức chính phủ, thì tỷ lệ các đơn được tòa án chấp thuận rất thấp.
Gần đây ngành Tư pháp ở Trung Quốc có bước cải tiến. Cho phép các đơn kiện gửi trực tiếp cho Tòa án, chính sách này có hiệu lực từ 1/5/2015.
Cụ thể, điều 123 của Bộ Luật tố tụng dân sự của Trung Quốc, yêu cầu tòa án sau khi nhận đơn kiện hợp pháp 7 ngày kể từ ngày thì phải giải thích rõ ràng đối với trường hợp bị từ chối.
Sau khi ban hành Luật mới này, đây chính là cơ hội để người dân Trung Quốc thể hiện chính kiến của mình, đó chính là khởi kiện Giang Trạch Dân.
Chỉ sau 2,5 tháng kể từ lúc Luật mới này có hiệu lực, hơn 80.000 người đã đứng ra khởi kiện Giang Trạch Dân, và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công từ 20/7/1999, đặt 100 triệu học viên tin tưởng vào Chân Thiện Nhẫn thành phía đối diện với ĐCS Trung Quốc, cuộc bức hại đã khiến hàng chục triệu người phải ngồi tù, hơn 2 triệu học viên bị mổ cắp nội tạng khi còn đang sống.
Các đơn kiện gửi đến Tòa án theo các đường khác nhau như : Gửi thư, thư điện tử, thư âm báo, fax, hoặc gửi đơn kiện trực tiếp đến website của Tòa án tốt cao, rồi nhận mã số ghi nhận vụ việc. Theo luật Trung Quốc, các đơn kiện điện tử cũng hợp pháp như đơn thư bình thường.
Trước làn sóng kiện Giang Trạch Dân dâng cao, từ 1/7/2015 bắt đầu xuất hiện những cản trở người dân khởi kiện. Thư gửi đến Tòa án tối cao đã phải qua ‘kiểm tra an ninh’. Có rát nhiều thư bị nằm lại tại Trung tâm Phân loại Bưu chính Bắc Kinh để “kiểm tra an ninh”.
Trong khi đó, những cán bộ làm việc tại cơ quan tư pháp, cơ quan an ninh, cơ quan hành chính tại nhiều địa phương đã đến gặp hoặc gọi điện cho người khởi kiện. Họ hỏi những người khởi kiện các câu như: “Anh/chị đã gửi đơn kiện à?”, “Tại sao anh/chị buộc tội ông Giang?” và “Anh/chị có ghi rõ sự việc trong đơn kiện không?”. Một số nhân viên an ninh đã ghi chép lại câu trả lời và yêu cầu người kiện ký vào biên bản. Họ cho biết cấp trên của họ yêu cầu xác minh lại các đơn kiện ông Giang. Một số lần xác minh kéo dài suốt 3 tiếng.
Đồng thời, nhân viên Phòng 610 và công an ở một số địa phương vẫn cản trở và bắt giữ những học viên Pháp Luân Công gửi đơn kiện. Tại Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang và Baoji, tỉnh Thiểm Tây, hàng chục học viên gửi đơn kiện đã bị bắt tạm giam. Cơ quan công an tại Cáp Nhĩ Tân nói rằng các học viên bị bắt để “phục vụ điều tra thông tin khiếu kiện”.
Bình luận về sự kiện này Ông John Park, một luật sư ở Canada cho rằng: “Rõ ràng đây là hành động dũng cảm của hàng chục ngàn người, đứng lên khởi kiện, bởi vì điều họ làm là viết tên và địa chỉ chính xác của họ gửi lên chính quyền. Họ là sự thách thức đối với ông Giang Trạch Dân và dám tuyên bố rằng họ phản đối cách hành xử bạo lực của chính quyền.”
Vậy tại sao họ không sợ nguy cơ báo thù có thể đến? Ông Park nói:
“Bởi vì họ muốn người dân Trung Quốc có một tương lai tốt đẹp hơn. Nếu họ phải chịu những gian khổ, bức hại cá nhân, thì họ sẵn sàng đối mặt với nó vì một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ sau. Vì điều đó, cả thế giới chỉ có thể ngưỡng mộ họ.”
Ông Park tin rằng làn sóng khởi kiện này chắc chắn sẽ giành “thắng lợi”. Ông nói: “Cho dù nếu vụ kiện không thành công thì mọi người sẽ biết đến sự thật của vụ kiện và biết được bản chất của hệ thống pháp lý Trung Quốc”.
Gỡ bỏ kiểm duyệt internet một số từ khóa
Để che dấu sự thật tội ác diệt chủng đối với Pháp Luân Công, chính quyền Trung Quốc đã chặn các từ khóa cũng như tin tức liên quan đến Pháp Luân Công, thế nhưng gần đây các từ khóa này đã có thể truy cập được qua công cụ tìm kiếm phổ biến nhất Trung Quốc là Baidu và Haosou 360
Ngày 17/7 khi gõ từ khóa “hồng truyền thế giới” vào công cụ tìm kiếm Baidu đã cho thấy hình ảnh Pháp Luân Công được hồng truyền tại nhiều nước trên thế giới
Tin tức về Pháp Luân Công trên công cụ tìm kiếm Baidu ngày 17/7/2015
Cũng từ khóa “hồng truyền thế giới” ở công cụ tìm kiếm Haosou 360 cũng cho ra tin tức về Pháp Luân Công
Mục tìm kiếm hình ảnh của Haosou 360 với từ khóa “hồng truyền thế giới” cho ra rất nhiều hình ảnh Pháp Luân Công. Đáng chú ý là có cả những cảnh diễu hành ở nước ngoài với biểu ngữ phản đối cuộc bức hại đang diễn ra tại Trung Quốc, có cả các bằng khen và giải thưởng trong lẫn ngoài nước dành cho Pháp Luân Công và và người sáng lập là ông Lý Hồng Chí
Ngày 12/7 và 14/7 công cụ tìm kiếm Baidu và 360 cũng đã gỡ bỏ kiểm duyệt các từ khóa “làn sóng khởi kiện Giang” và “lão hổ tiếp theo là Giang Trạch Dân”.
Ngày 12/7 phóng viên Đại Kỷ Nguyên đã nhập từ khóa “Làn sóng khởi kiện Giang” vào công cụ tìm kiếm của Haosou 360, tìm được các tin tức là “làn sóng khởi kiện Giang trên toàn cầu”. Ngoài ra còn có “lương tri là ý thức chung của cộng đồng: 60.000 người, uy thế to lớn của làn sóng khởi kiện Giang”, “60.000 người khởi kiện Giang Trạch Dân mỗi tuần”
Ngoài ra nếu gõ từ khóa “làn sóng tố cáo Giang Trạch Dân trên toàn cầu” cũng xuất hiện một lượng lớn tin tức chứng minh tập đoàn Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công, kể cả tội ác mổ cắp nội tạng sống của các học viên, và 60.000 người đã đứng ra tố cáo Giang Trạch Dân (con số tại thời điểm 12/7/2015)
Cũng trong cùng ngày 12/7/2015, phóng viên Đại Kỷ Nguyên gõ từ khóa “lão hổ tiếp theo là Giang Trạch Dân” trên thanh công cụ tìm kiếm của Baidu, kết quả cho ra một đoạn clip tin tức của một đài truyền hình ở Đài Loan mang tên “Tập Cận Bình chống tham nhũng: lão hổ tiếp theo là Giang Trạch Dân?”, với nội dung nói về việc những thân tín của Giang Trạch Dân như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu đều lần lượt ngã ngựa. Ngoài ra còn xuất hiện rất nhiều tin khác nữa
Việc gỡ bỏ kiểm duyệt vào thời điểm tháng 7 là một điều rất lạ, bởi tháng 7 là thời điểm đánh dấu ĐCS Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công (20/7/1999), nên mọi năm cứ vào tháng 7 chính quyền Trung Quốc thường ra sức kiểm duyệt rất kỹ các thông tin và Pháp Luân Công, nhưng năm nay đúng vào thời điểm tháng 7 các hình ảnh về Pháp Luân Công có thể xem được, đồng thời cũng trùng khớp với thời điểm làm sóng dân chúng khởi kiện Giang Trạch Dân.
Bàn về sự kiện này, Nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản Học viện Quân sự là ông Tân Tử Lăng đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Chu Lệ trên đài SBS của Úc hôm 24/6/2015 : Nội bộ Đảng đang có sự phân hóa, với một bên do Tập Cận Bình đứng đầu và bên kia là phe phái của Giang Trạch Dân, đồng thời ông cũng cho rằng Trung Quốc đang ở trong thời khắc biến động.
Ông cho rằng bản án dành cho Chu Vĩnh Khang kết thúc nhưng công cuộc “đả hổ” chưa kết thúc, mà đó chỉ là mở màn cho vở lịch còn đang tiếp diễn. Việc để cho Chu Vĩnh Khang sống chính là vì cần phải giữ lại chứng cứ cho tội ác phản nhân loại của Giang Trạch Dân.
Ông Tân Tử lăng cũng bày tỏ có thể nửa cuối năm nay sẽ xét xử Tăng Khánh Hồng, năm sau sẽ đến lượt Giang Trạch Dân.
Giới phân tích cho rằng làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân gây tiếng vang và tạo ra biến đổi lớn trong hàng ngũ Đảng.
Ngọn Hải Đăng
Theo daikynguyenvn.com
Truy quét và tiêu diệt hết những mầm mống gốc rễ những kẻ hút máu nhân loại này đồng thời phải tra tấn dã man phanh thây xé xác mới hả Lòng dân