Đang trong tháng 8, là thời điểm trong năm mà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại khu nghỉ dưỡng dọc bờ biển phía Bắc của Bắc Đới Hà để nghỉ ngơi, tắm biển và đưa ra những quyết định quan trọng nhất về đường lối của Đảng.
>> Cốc Khai Lai gọi Chu Vĩnh Khang là “trùm đảo chính”
Đề tài không chính thức mà mọi người tại Bắc Đới Hà đang bàn đến là phiên xử án sắp tới của cựu thành viên bị thất sủng của Trung ương Đảng, Bạc Hy Lai.
Đây là trường hợp nóng bỏng cho giới cầm quyền và người lãnh đạo Đảng, ông Tập Cận Bình, có lý do để thận trọng. Nếu tình hình diễn biến xấu đi, ông sẽ lãnh đủ trách nhiệm. Nếu nó diễn tiến tốt đẹp, những người lãnh đạo nhiệm kỳ trước, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo sẽ hưởng được công trạng.
Nhưng diễn tiến gần đây cho thấy có lẽ ông Tập đang tự tin để chơi một canh bạc lớn. Kể từ khi lời khởi tố Bạc được tuyên bố vào cuối tháng 7, tin tức về cựu đồng lõa của Bạc, Chu Vĩnh Khang, ồ ạt xuất hiện.
Chu Vĩnh Khang, chúa trùm an ninh quốc nội trong 8 năm, đã im hơi lặng tiếng một thời gian. Phải chăng Đảng đang đem Chu ra công chúng để làm nền cho vụ xử tội Bạc, hay vụ xử tội Bạc là đầu mối để lôi Chu ra xét tội?
Tội tham nhũng
Tin tức gần đây cho thấy nền tảng đã được chuẩn bị để cáo buộc Chu Vĩnh Khang về tội tham nhũng.
Con trai Chu Vĩnh Khang, Chu Tân, trông coi việc kinh doanh của gia đình. Vào ngày 3 tháng 8, Quang Hoa nhật báo (Guanghua Daily) báo cáo rằng bạn thân Wu Bing của Chu Tân đã bị bắt tại nhà ga Đông Bắc Kinh khi đang cố gắng trốn thoát khỏi Bắc Kinh. Wu Bing, ngoài việc là bạn thân của Chu Tân, là người lo việc tiền bạc của gia đình Chu.
Đài phát thanh Hy vọng tuần trước báo cáo, theo một nguồn tin từ nội bộ Cục Công an, Chu Tân đã bị bắt hai tháng trước, điều này mâu thuẫn với báo cáo trước đó rằng Chu Tân đã trốn thoát ra nước ngoài.
Trong khi Chu Vĩnh Khang có thể bị xét xử vì tham nhũng, lý do thực sự đuổi bắt ông ta phải là hành động nhắm vào quyền lực.
Chu và Bạc
Chu Vĩnh Khang là đồng minh chặt chẽ với Bạc Hy Lai.
Vào ngày 10 tháng hai năm 2012, bốn ngày sau khi Vương Lập Quân, lúc đó là cảnh sát trưởng Trùng Khánh và là cánh tay phải của Bạc, xin tỵ nạn trong Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, The Washington Free Beacon dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết, “Vương sở hữu kiến thức vô giá về tình hình đấu tranh quyền lực hiện nay của Trung Cộng, và những nỗ lực của những người cứng rắn như Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai làm đảo lộn sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ của ông Tập Cận Bình”
Vào tháng tiếp theo, trong khi Quốc hội Trung Quốc họp, Chu Vĩnh Khang là người duy nhất từ Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đã có mặt tại các cuộc thảo luận nhóm Đảng Trùng Khánh để bày tỏ sự ủng hộ Bạc Hy Lai. Vào thời điểm đó, Bạc đã là trung tâm của những tin đồn về một cuộc đấu tranh quyền lực và một âm mưu.
Trong cuộc họp đó, Bạc đã cố gắng để bảo vệ chiến dịch “đả hắc” của mình, được cho là nhằm tiêu diệt bọn cướp, y cho biết chiến dịch được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Ủy viên hội Chính Pháp Trung ương (PLAC), đứng đầu bởi Chu Vĩnh Khang.
Không có điều gì đáng nghi về việc Bạc và Chu hợp tác cùng nhau, và Chu hỗ trợ Bạc ở cấp Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Trường hợp của Bạc, một phần nào đó dính dấp đến cuộc đấu tranh quyền lực trong Đảng, nó ám chỉ đến Chu Vĩnh Khang. Nhưng một cách độc lập, trong sự vướng víu giữa Chu với Bạc, ông đã làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ.
Quyền lực và Quyền lợi
Trong một thập kỷ vừa qua, cho đến Đại hội Đảng hồi tháng 11 năm 2012, Ủy viên hội Chính Pháp Trung ương ngày càng trở nên quyền thế. Sự lớn mạnh quyền lực này bắt đầu từ thời Giang Trạch Dân chống lại Pháp Luân Công năm 1999.
Cuộc bức hại Pháp Luân Công luôn luôn là một cuộc vận động chính trị, chứ không hề là một sự hành pháp. Cuộc bức hại cần một chuỗi những mệnh lệnh nằm ngoài hệ thống pháp luật mà có thể mánh khoé được hệ thống pháp luật. Cách dễ nhất là sử dụng PLAC sẵn có. Đó là lý do tại sao chỉ sau vài năm, phòng 610, cơ quan được thành lập để chuyên đàn áp Pháp Luân Công, cuối cùng lại được đặt dưới sự chỉ huy của PLAC.
Uy quyền nằm ngoài luật pháp này làm cho người đứng đầu PLAC, ban đầu là La Cán, sau đó là Chu Vĩnh Khang, có quyền lực rất lớn trong những năm qua. Trong thời kỳ Olympic 2008 và sau đó, hệ thống “duy trì ổn định” này được tăng cường và tái định nghĩa.
Nội dung cơ bản là sử dụng tài lực, nhân lực, kinh nghiệm và thủ đoạn đã được tích luỹ trong cuộc bức hại Pháp Luân Công nhằm chống lại số lượng người lớn hơn nhiều và những nhóm khác.
Dựa vào khả năng của PLAC để thi hành những chính sách độc lập đối với Pháp Luân Công và duy trì ổn định, sự ủng hộ tài chính vô hạn, sự phát triển của lực lượng quân sự và bán quân sự, và tham vọng cá nhân, Chu Vĩnh Khang và PLAC của ông ta trở thành trung tâm quyền lực thứ 2 của Đảng, cùng với Trung Ương Đảng.
PLAC gây nên sự thù địch bởi 2 nguyên nhân. Xuyên suốt lịch sử ĐCSTQ, từ khi Mao Trạch Đông nắm quyền lực tuyệt đối đầu năm 1940, chưa bao giờ có một trung tâm quyền lực thứ 2. ĐCSTQ không bao giờ bỏ qua một dấu hiệu ly khai Đảng nào.
Hơn nữa, sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Chu Vĩnh Khang làm ông ta trở thành người bị ghét nhất trong Đảng, và PLAC là tổ chức bị ghét nhất.
Bắt hổ
Có một quy tắc bất thành văn của Đảng là không có lời buộc tội hay sự trừng phạt chính thức nào dành cho thành viên của Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị. Một số người nói rằng lần này sẽ có sự phá luật đối với Chu, nhưng những người khác tin rằng cơn bão chống tham nhũng sẽ ngừng lại trước khi động đến Chu.
Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình cho đến nay chỉ nói nhiều làm ít. Hành vi của một nhóm thẩm phán gần đây bị bắt do quan hệ với gái mại dâm ở Thượng Hải cho thấy các quan chức của Đảng chẳng xem chiến dịch của Tập vào đâu. Để thiết lập quyền lực, Tập Cận Bình cần phải bắt được con hổ lớn.
Chu Vĩnh Khang thực sự là một con hổ nhưng có thể bắt một cách an toàn. Quyền lực của Chu đến từ vị thế của ông, làm ông khác với Bạc Hy Lai, người mà có quyền lực từ vị thế của ông bố trong cách mạng.
Là một trong những “ông hoàng con”, con của thế hệ sáng lập Đảng, Bạc được sinh ra trong quyền thế. Nhiều ông hoàng con, dù cho không thực sự thích Bạc hay ý tưởng của Bạc, vẫn cảm thấy thương cảm cho ông ta, bởi vì họ cũng được hưởng lợi từ việc kế thừa hưởng quyền lực. Họ có cùng lợi ích giai cấp.
Mặc dù đã bị bắt, Bạc không thiếu người ủng hộ, cả trong và ngoài Đảng, ở những tầng lớp khác nhau của xã hội. Chu không có nền tảng như thế cũng như sự ủng hộ như thế.
Chu được đề bạt bởi Giang Trạch Dân cho một mục đích và chỉ một mục đích duy nhất – bức hại Pháp Luân Công. Một khi Chu mất đi vị thế, ông ta cũng mất quyền lực và quan hệ. Chu chẳng là gì cả, thậm chí còn tệ hơn thế. Giới cầm quyền bây giờ dùng Chu như một con dê thế tội cho việc vi phạm nhân quyền trên diện rộng.
Năm qua, cả Chu và Bạc đều bị loại bỏ, nhưng những thứ mà họ đại diện vẫn còn đó. Lý thuyết của Mao vẫn còn là một phần của di sản ĐCSTQ, và những chiến thuật và thủ đoạn để duy trì ổn định vẫn được sử dụng rộng rãi. Tội ác của Bạc và Chu cũng chính là tội ác của ĐCSTQ. Nếu như mục đích của việc xét xử Bạc và truy tố Chu là để cứu lấy Đảng, thì chẳng thể hy vọng vào một sự thay đổi.
Heng He
Theo vietdaikynguyen
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!