Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Tai nạn xe hơi ở Thiên An Môn có phải là một vụ tấn công khủng bố?
Các nhà chức trách Trung Quốc đã gán cho vụ tai nạn xe hơi tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 28 tháng Mười là một cuộc tấn công khủng bố đã được lên kế hoạch trước, nhưng cho đến nay họ vẫn chưa đưa ra được một lời tuyên bố thuyết phục. Cách thức mà chính quyền xử lý vụ việc cũng thu hút rất nhiều sự chú ý và lời chỉ trích từ phía công chúng.
thien an mon

Chính quyền Trung Quốc đã không công bố bất kỳ đoạn video giám sát nào vào lúc đó bởi vì họ không muốn người dân tìm thấy sơ hở để chứng minh được đây không phải là một cuộc “tấn công khủng bố”.

Chính quyền đã xác định được người điều khiển chiếc xe là một người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) có tên Usmen Hasan đến từ Tân Cương. Một người bạn của Hasan cho Đài phát thanh Free Asia biết em trai của Hasan qua đời trong một tai nạn xe hơi cách đây vài năm, và gia đình của Hasan đổ lỗi cho chính quyền Trung Quốc đã gây ra cái chết này.

Alim Seytoff, chủ tịch Hiệp Hội Uyghur American Association (UAA) nói trên đài phát thanh Hoa Kỳ (Voice of America) rằng gia đình Hasan từ lâu đã chống đối Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tự sát hay Tấn công khủng bố

Các nhà phân tích cho rằng rất có thể là ba hành khách trong xe – Hasan, mẹ và vợ anh ta – muốn tự sát để phản đối chính quyền. Hu Jia, nhà hoạt động nhân quyền ở Trung Quốc cho biết đây là kịch bản có khả năng cao nhất. Sự việc này rất khác so với việc một tên khủng bố ra tay trong buổi hòa nhạc cùng với một tổ chức thánh chiến; những cá nhân này sẽ không mang theo vợ hay mẹ như một phần của vụ tấn công tự sát.

Các nhân chứng chỉ ra rằng chiếc xe hơi đang tiến thẳng về phía tấm chân dung của Chủ tịch Mao Trạch Đông treo trước Quảng trường Thiên An Môn, và người điều khiển đã cảnh báo người đi bộ tránh xa để anh ta có thể đâm vào đích đến.

Thời báo LA Times dẫn lời của một phụ nữ Philipines đồng thời là nhân chứng, nói rằng lái xe bấm còi để đuổi người đi bộ rõ ràng nhắm vào chân dung của Mao.

Tờ Southern Metropolis Daily, một tờ báo Trung Quốc, đăng một thông điệp trên tài khoản Weibo của họ – một trang mạng giống như Twitter, cũng khẳng định có một nhân chứng là người phụ nữ Philipines – có thể là cùng một người – nói những điều tương tự. Các bài đăng này chẳng bao lâu bị kiểm duyệt xóa bỏ. Một nhân chứng kể lại với tờ The Wall Street rằng chiếc xe hơi bốc cháy gần ngay trước chân dung Mao Trạch Đông. 

Trong một bài báo về vụ tai nạn xe hơi, tờ báo French Liberation bình luận rằng có vẻ như đó là một vụ tự thiêu trước chân dung của Mao. 

Dường như lái xe đã không có ý định gây ra một vụ nổ lớn nhằm sát hại người khác. Một người đàn ông đứng cách hiện trường ba mét, nói với thời báo LA Times anh không hề bị thương vì vụ nổ “không quá mạnh.”

Sự tương phản sâu sắc

Một bài báo của Radio France Internationale cho biết cách giải quyết của chính quyền Trung Quốc trong vụ “tấn công khủng bố” ở Thiên An Môn thể hiện một sự tương phản sâu sắc với cách giải quyết của chính phủ Hoa Kỳ trong vụ đánh bom tại cuộc đua marathon ở Boston. 

Ngay sau vụ đánh bom, chính quyền Hoa Kỳ đã lập tức thông báo cho công chúng thông qua mạng Internet, báo chí và truyền hình. Họ cũng công bố các đoạn video giám sát và công khai yêu cầu những lời khai, hình ảnh và video của nhân chứng. 

Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc lại hành động trái ngược. Ngay lập tức họ chặn các bài báo đầu tiên, xóa những hình ảnh chụp bởi một nhà báo của hãng AFP cũng là người có mặt tại hiện trường, cũng như những hình ảnh và thông điệp đăng trên các trang truyền thông xã hội của nhân chứng. 

Truyền thông Hoa Kỳ có thể tự do phỏng vấn thân nhân, bạn bè hay họ hàng của kẻ tình nghi đánh bom, trong khi truyền thông Trung Quốc lại không được phép đăng các bài báo của họ về vụ tai nạn xe gần đây và không được phép viết về thân nhân của nghi phạm. 

Tất cả điều này ám chỉ rằng chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực giấu công chúng về sự thật. 

Điều gì đang xảy ra?

Heng He, một nhà bình luận chính trị tự do đã so sánh vụ tai nạn với cái mà ông gọi là tự thiêu giả mạo tại Quảng trường Thiên An Môn năm 2001. Truyền thông nhà nước CCTV đã phát sóng một thước phim chỉ ra năm người đang tự thiêu, khẳng định họ là những học viên thực hành môn tu luyện Pháp Luân Công.

Chẳng bao lâu, đài truyển hình Tân Đường Nhân – một kênh truyền hình Trung Quốc ở nước ngoài, đã sản xuất một bộ phim tài liệu đoạt giải thưởng mang tên “Lửa giả” (False Fire) nhằm phản bác lại các bài báo. Bộ phim chỉ ra những sơ hở trong thước phim của CCTV, chứng tỏ rằng đó là một đoạn video giả mạo và vụ việc đã được dựng lên bởi chính quyền Trung Quốc. 

Heng He cho biết Quảng trường Thiên An Môn được bảo vệ nghiêm ngặt với nhiều camera giám sát bao phủ toàn khu vực, và vụ đâm xe gần đây chắc chắn đã được ghi lại bởi các camera này. 

Heng He nói: Chính quyền Trung Quốc đã không công bố bất kỳ đoạn video giám sát nào ngay lúc đó bởi vì họ không muốn người dân tìm thấy sơ hở để chứng minh được đây không phải là một cuộc “tấn công khủng bố”. 

Theo Heng He, chính quyền Trung Quốc có thể đã biết về vụ tự sát trước khi nó xảy ra. Một kỹ sư người Pháp chứng kiến sự việc kể lại với tờ báo tiếng Pháp Le Figaro rằng trước vụ tai nạn xe, khu vực Tử Cấm Thành thông báo họ sẽ đóng cửa. Một bài đăng của blogger người Trung Quốc đã than phiền rằng trạm tàu điện ngầm gần đó đóng cửa từ trước 9 giờ sáng vào ngày 28 tháng Mười. Tuy nhiên độ tin cậy của những chuyện này chưa được xác thực. 

Heng He cho biết trong bất kể tình huống nào, sau một sự việc như thế này thì người chiến thắng luôn là hệ thống bảo vệ sự ổn định của chế độ Trung Quốc. “Bởi vì điều đó nghĩa là sẽ có nhiều nguồn lực và ngân sách hơn tập trung vào hệ thống, đây là bộ phận chịu trách nhiệm trừng trị người Uyghur trong số các nhiệm vụ khác.” 

Theo Alim Seytoff, sau sự cố ngày 9/11 vào năm 2001, chính quyền Trung Quốc thường gắn mác cho các cuộc kháng nghị hòa bình là những hoạt động khủng bố của người Uyghur, và tăng cường trừng trị thẳng tay đối với người Uyghur. 

Ông nói “Kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, đã có khoảng hai đến ba trăm người Uyhur đã bị hành xử bởi quân đội Trung Quốc vì chống lại chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chúng tôi lo ngại chính phủ Trung Quốc một lần nữa sẽ lợi dụng sự kiện này như một cái cớ để bịt miệng những yêu cầu được đối xử công bằng của người Uyghur.”

Jane Lin

Theo vietdaikynguyen

 

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc