Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Từ Ukraina, Việt Nam sẽ học hỏi và cải cách những gì?
Khi giới cầm súng của Ukraina từ chối không tiếp tục bắn vào người dân theo lệnh của Tổng thống Viktor Yanukovych nữa thì cuộc cờ giữa dân chúng và chính phủ coi như kết thúc. Người luôn luôn chấp nhận những yêu cầu của Nga trước khi lắng nghe nguyện vọng của dân chúng đã phải rời bỏ dinh thự riêng cực kỳ xa hoa của mình để chạy trốn người dân. Viktor Yanukovych biết rõ nếu bị bắt sinh mạng của ông sẽ không ai bảo đảm, kể cả mẫu quốc Nga hay người bạn Putin.
Bà Catherine Ashton, đại diện ngoại giao châu Âu đang chụp hình tại khu tưởng niệm tạm thời những người thiệt mạng do biểu tình chống chính phủ tại Quảng trường Độc lập, Kiev hôm 24/2/2014 AFP photo

Bà Catherine Ashton, đại diện ngoại giao châu Âu đang chụp hình tại khu tưởng niệm tạm thời những người thiệt mạng do biểu tình chống chính phủ tại Quảng trường Độc lập, Kiev hôm 24/2/2014
AFP photo

Sự chọn lựa Nga, khước từ liên minh EU của Viktor Yanukovych đã dấy lên lòng căm phẫn của người dân Ukraina vốn luôn rất nhạy cảm với Nga, đất nước từng chôn vùi dân chúng Ukraina trong triểu đại Stalin qua cuộc tắm máu người dân nước này vào thập niên 30 đã làm cho dân chúng không còn sợ hãi họng súng của chính phủ.

Ba tháng kéo dài tranh đấu trong băng giá đã tôi luyện ý chí dân chúng cho thành quả hôm nay: độc tài phải ra đi nhường sân chơi lại cho những người yêu tự do dân chủ. 

Những hứa hẹn về kinh tế của Nga không mê hoặc được dân chúng Ukraina vì họ biết rằng trong thế giới toàn cầu ngày nay đất nước này sẽ được vực dậy nếu có quyết tâm chuyển đổi nền kinh tế một cách khôn ngoan và Nga không phải là nước duy nhất có thể làm bạn với Ukraina khi bên cạnh nó một khối EU hùng mạnh sẵn sàng đưa tay nắm chặt người láng giềng đang tự cô lập mình bởi những món tiền mà tổng thống Viktor Yanukovych nhận được.

Người dân Ukraine mang một cây thánh giá lớn tưởng niệm cho các nạn nhân của cuộc xung đột gần đây giữa người biểu tình và cảnh sát tại Kiev. Ảnh chụp hôm 24/2/2014. AFP photo

Người dân Ukraine mang một cây thánh giá lớn tưởng niệm cho các nạn nhân của cuộc xung đột gần đây giữa người biểu tình và cảnh sát tại Kiev. Ảnh chụp hôm 24/2/2014. AFP photo

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nhận xét biến cố này qua so sánh Ukraina với Việt Nam, một đất nước theo ông đang từ chối cơ hội tốt hơn để nhận về phần quà cho một thiểu số cầm quyền: 

Đúng là vấn đề Ukcraina với Việt Nam là khá giống nhau. Chính quyền đi thân với mẫu quốc chứ còn nhân dân thì người ta lại muốn tự do đi với phương tây thế cho nên hai bên mâu thuẫn, Việt Nam cũng đang y như thế. Tóm lại mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam mà đại diện là những tầng lớp dân chủ, trí thức, giới trẻ và giới tiến bộ trong nhân dân với đảng. Nhân dân ở đây phải được hiểu là giới tiên tiến chứ số đông thì chỉ là con số chưa có định hướng. 

Người ta bảo nhân dân là một dãy số 0 nhưng khi nó đứng sau một con số có nghĩa thì những số 0 ấy trở thành có nghĩa. Rõ ràng có mâu thuẫn giữa nhân dân và đảng. Cái quyết tâm giữ cho kỳ được cái độc tài, đặc quyền đặc lợi của Việt Nam nó còn mạnh hơn cả Ukraina nữa.

Yếu tố Trung Quốc đã và đang chia cắt chính quyền với người dân, tuy nhiên đối với nông dân thì mối quan ngại của họ vẫn là đất đai và hy vọng đó đã tiêu tan khi bản hiến pháp mới vẫn không thay đổi những lề luật cơ bản khi viết rằng “đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”.

Đừng xem thường tiếng nói người dân

Sau khi Liên sô sụp đổ, Việt Nam đổi mới để tồn tại. Với cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập Việt Nam siết chặt mạng lưới Internet, bắt giam blogger, nhà báo, dân oan, những người đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền.

Ukraina là lần thứ ba và người dân Việt Nam lại rất tin câu nói của ông bà để lại “nhất quá tam ba bận”.

Liệu bận thứ ba Việt Nam sẽ có quyết định như thế nào và người dân Việt Nam có xứng đáng để được lãnh đạo lắng nghe thực sự?

Mặc Lâm

Theo rfa


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc