Việt Nam thách thức lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trong ngày đầu tiên lệnh có hiệu lực.
Bản tin của DPA loan đi từ Hà Nội hôm nay, thứ Hai, tường thuật rằng các giới chức chính phủ và công nghiệp Việt Nam cho biết rằng ngư phủ Việt Nam không có ý định tuân thủ lệnh cấm của Trung Quốc, không cho họ đánh bắt hải sản trong các vùng biển mà hai nước đều tuyên bố chủ quyền.
Tuần trước, Trung Quốc loan báo lệnh cấm đánh cá tại một phần Biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là Biển Đông, có hiệu lực từ ngày hôm nay, Thứ Hai 16 tháng 5 cho tới ngày 1 tháng 8.
Bắc Kinh viện lý do rằng thời gian nghỉ đánh cá là điều cần thiết để cá có thể sinh sôi trở lại.
DPA trích lời ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ Tịch của Hội Nghề Cá Việt Nam, bày tỏ thái độ thách thức của ngư dân Việt Nam. Ông Thắng nói: “Dân đánh cá của chúng tôi không lấy làm nản lòng, và sẽ ra khơi như thường lệ”.
Lệnh cấm có hiệu lực trên các vùng biển mà Bắc Kinh coi là thuộc lãnh hải của họ, tuy nhiên khu vực này bao gồm các vùng biển mà Việt Nam và các quốc gia khác tuyên bố có chủ quyền.
Hôm thứ Sáu, Hà nội tuyên bố lệnh cấm đơn phương của Trung Quốc là không chính đáng và là một sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.”
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga đã viện Công Ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982, bà nói: “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình”.
Bà Nguyễn Phương Nga cho hay rằng các giới chức Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp các giới chức tương nhiệm Trung Quốc để phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.
Trong quá khứ, ngư dân Việt Nam cũng đã thách thức các lệnh cấm do Trung Quốc ban hành hồi năm 2009 và 2010, đưa đến việc Trung Quốc bắt giữ hàng trăm ngư phủ, và tịch thu hàng chục ghe đánh cá.
Việt Nam, Trung Quốc và các nước kế cận tuyên bố chủ quyền trên những vùng biển rộng lớn trong Biển Đông, đặc biệt là các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Hãng thông tấn DPA nói rằng quần đảo Hoàng Sa trực thuộc miền Nam Việt Nam trước đây cho tới năm 1974, khi Trung Quốc xâm chiếm quần đảo này sau một trận hải chiến ngắn ngủi.
Các vùng biển quanh quần đảo này được coi là giàu tài nguyên cá, và có thể chứa nhiều tài nguyên khoáng sản dưới lòng biển.
Theo rfa
Ghét Tung Cẩu, yêu hòa bình. Yêu cầu Nhà nước cử cảnh sát biển và biên phòng bảo vệ trực tiếp ngư dân, không thể chỉ ngồi nhà nói suông
Chủ quyền của chúng ta là rõ ràng! Tuy nhiên chúng ta chưa đủ mạnh. Hoàng xa cứ để đó đã rồi sẽ phải đòi lại sau! Nhưng biển đông thì không thể để quân bành chướng làm càn được. Tiềm lực quân sự có thể yếu hơn nhưng không có nghĩa là không dám đánh. Chúng ta chiến đấu là để bảo vệ tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh quyết không để mất tự do trên lãnh hải, lãnh thổ của mình!!!
Không có gì quý hơn độc lập tự do