Home » Xã hội » Cuộc chạy trốn khỏi “lò vắt sức”: Ám ảnh kinh hoàng
Thời gian sống tại nơi làm thuê, Páo và những người cùng đi phải chịu không ít những uất ức, sự tra tấn của những tên chủ xã hội đen. Bởi thế, anh đã quyết định lên kế hoạch bỏ trốn cùng người bạn đồng hành trong suốt 30 ngày để trở về đoàn tụ.

>> Đồ trang trí “Made in China” có thư cầu cứu, chính phủ Mỹ điều tra

>>Trung Quốc: Bí mật trại lao động cưỡng bức

>>Chương trình phát thanh Tây Ban Nha tập trung vào các trại lao động cưỡng bức Trung Quốc

>>Chúng tôi là nhân chứng cho những lao động khổ sai kêu cứu

Sau khi nghe lời người anh rể của mình sang Trung Quốc làm thuê, Giàng Mí Páo bị lừa đưa đến “lò vắt sức”, đứng đầu là những tên bặm trợn.

Páo từng được một tên đàn em của ông chủ C.N.M nói về tiểu sử từng giết người của tên này. Vì thế trong cuộc chạy trốn đó, Páo phải đặt cược chính sinh mệnh của bản thân để mong thoát  thân.

 

 Cuộc chạy trốn khỏi “lò vắt sức”: Ám ảnh kinh hoàng - 1

Chân dung Giàng Mí Páo 

 

Bị áp bức dã man

Hôm trò chuyện cùng người viết, Páo cho biết, anh đã bị tra tấn rất dã man trong “lò vắt sức” ở xứ người. Ngày nào cũng như ngày nào, cứ 4h sáng là những tên dưới chướng của ông chủ lại thúc anh và những người bạn của anh dậy để lên núi chặt gỗ rồi vác xuống nơi tập kết.

Páo kể lại: “Ngày nắng cũng như mưa, chúng tôi đều phải dậy sớm đi làm quần quật, họ không cho nghỉ một ngày nào cả. Hôm nắng thì không nói, nhưng trời đổ mưa thì tự chúng tôi phải cắt nilon che thân mà đi làm không thì sẽ bị đánh rất dã man, nói thật với nhà báo, con trâu làm 3 ngày còn được nghỉ huống chi con người thì sao mà chịu được”.

Theo Páo, trong đội đi làm thuê, có nhiều người không chịu nổi sự áp bức dã man của những tên chủ nên phải quyết tâm bỏ chạy. Đặc biệt là C.N.M, chỉ cần hắn bắt được ai đó có tư tưởng bỏ chạy là hắn đánh đến bầm dập. Páo bảo trước đó có 5 người trong hai đội đến sau đội của anh bỏ chạy bị ông chủ bắt lại đã đánh đến suýt chết và dọa sẽ báo công an bắt giữ vì tội vượt biên trái phép nếu những người này hé một lời.

Thời gian cuối cùng ở trốn làm thuê, Páo lên kế hoạch chạy trốn cùng người bạn của mình là Giàng A Thông, theo như quan sát của anh lối sinh hoạt hàng ngày của những tên xã hội đen, thì chỉ lúc về khuya anh mới có cơ hội bỏ chạy. Theo Páo, đúng đêm 1/4/2014, anh và người bạn của mình đã liều lĩnh leo lên ngọn núi đá dựng đứng ngay khu vực anh đi vác gỗ mà bỏ trốn. Trước hôm đó, hai người đã có sự chuẩn bị bắc dây làm thang để dễ bề chạy trốn trước thời điểm 4h sáng.

 

Cuộc chạy trốn khỏi “lò vắt sức”: Ám ảnh kinh hoàng - 2

 Đường lên nhà Páo phủ kín sương mù 

Páo kể lại, lúc anh và bạn mình mới lên đến đỉnh núi, vẫn còn nghe thấy tiếng hô hào của những tên xã hội đen đi tìm hai người. Phải đợi đến sáng anh và bạn mình mới dám xuống núi.

Vào tay tên chùm khác

Hôm trò chuyện cùng người viết, Giàng A Thông nói rằng: “Thực ra nếu không chạy trốn, thì sẽ chẳng biết đến ngày nào chúng tôi mới có thể về đến nhà. Thời hạn hợp đồng cũng đã hết, ông ấy không chịu trả và giam tiền công của chúng tôi rồi dùng vũ lực, dọa dẫm để giữ chúng tôi lại. Nên tôi với Páo mới bắt buộc phải bỏ trốn, nào ngờ hành trình bỏ trốn không hề dễ dàng gì”.

Trước khi tìm hiểu về hành trình của Páo và bạn, tôi đã kịp nán lại một ngày để đi sâu hơn về gia cảnh của Thông. Thực ra cuộc đời của Thông cũng lắm những vận rủi, bố anh thì ốm yếu, mẹ mất sớm, lấy được vợ về nhưng chẳng có cái nghề ổn định, ruộng đất lại quá ít. Thành ra quanh năm đói kém, lang bạt nay đây mai đó làm thuê và rồi đi sang Trung Quốc cùng Páo.

Quá trình bỏ chạy vội vàng đến nỗi trên người Páo và bạn không hề có một xu dính túi, một bộ quần áo duy nhất mang trên người cứ thế bỏ chạy bằng chân trần. Khi thoát khỏi con đường vắng, hai người dã rời và may mắn được một người dân tốt bụng cho vài cái bánh mì ăn để lấy sức đi.

Páo cho biết, anh và bạn mình đã lựa chọn hướng mặt trời lặn để đi, nhưng nào ngờ số phận của hai người lại rơi vào tay một tên chùm khác.

“Chúng tôi đi đến ngày thứ 8 thì gặp một người thanh niên nói câu gì mà tôi chỉ thoáng nghe là “có muốn làm thuê không?”. Tôi quay sang bàn bạc với người bạn đồng hành, thì bạn ấy bảo đừng nên vào, nhưng anh ta gợi ý chỉ vào cái bụng là sẽ cho cái ăn, lúc đó người mệt lả, lại quá đói nên tôi quyết tâm vào, bất chấp tất tất cả, vì nếu có biến thì trên tay tôi vẫn còn con dao nhọn”. Páo cho hay.

Bữa cơm mà gã thanh niên mời cũng chẳng gọi là miễn phí, ngày hôm sau hắn mới đưa Páo và bạn đi vào lò gạch làm. Páo bảo nhìn những tên cai ai cũng tợn, nhưng có lẽ vì ở gần khu dân cư nên chúng chỉ nói dọa chứ không đánh đập như những tên ở cánh rừng vắng trước đó. Tại đây, Páo phải lao động từ 6h sáng đến 10h đêm mới được nghỉ. Hàng đêm, anh thường thấy những tên thanh niên tóc xanh tóc đỏ ở “lò gạch” cầm kiếm, mã tấu rú ga inh ỏi ngoài đường, Páo và bạn luôn phải sống trong sự sợ hãi.

Còn nữa…

 

Theo danviet


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc