Home » Kinh doanh » Thấy gì từ việc tăng giá điện của EVN
evnTrong cuộc họp giữa các thành viên Chính phủ ngày 5/3 vừa qua, EVN cho biết đang phải đối mặt với khoản lỗ 12.000 tỷ nếu như không điều chỉnh lại giá điện.

Qua trình bày của EVN Thủ tướng đã đồng ý tăng giá điện 7,5% tương ứng giá bán điện 1.622,05 đồng/kwh từ ngày 16/3/2015.

Việc tăng giá điện của EVN để tránh đối mặt với khoản lỗ khổng lồ cũng cho thấy nhiều bất cập trong hoạt động của công ty này. Đồng thời việc tăng giá điện dự báo cũng ảnh hưởng đến GDP, chỉ số CPI tác động lớn đến sản xuất của các doanh nghiệp.

Thất thoát điện

Giá điện ở Việt Nam hiện đang thấp hơn một chút so với các nước trong khu vực, nhưng cơ sở hạ tầng truyền tải điện lại vô cùng yếu kém khiến tỷ lệ thất thoát điện ở Việt Nam là cao, Báo Tuổi Trẻ ngày 5/3 cho biết tỷ lệ thất thoát là 8,5%, con số thực tế còn cao hơn, tỷ lệ này được tính vào giá điện và người tiêu dùng phải gánh..

Không chỉ cơ sở hạ tầng truyền tải điện tại các vùng xa xôi là yếu kém, mà ngay tại các thành phố lớn, hệ thống truyền tải đã rất cũ kỹ và bố trí không khoa học, bất kỳ ai chỉ cần nhìn lên hệ thống cột điện ở các TP lớn đề thấy hệ thống dây điện đã cũ và kết nối chằng chịt.

Báo Sức Khỏe Đời Sống ngày 9/11/2014 cho biết mức thất thoát điện hiện nay là 20 – 35% (điều đó đồng nghĩa với cứ làm ra 100kWh điện thì thất thoát 30kWh) và hiện người tiêu và phải trả luôn cho khoản thất thoát này.

Tăng giá điện làm giảm GDP, tăng CPI

Theo nghiên cứu của nhóm CEPR (Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách) thì việc tăng giá điện ảnh hưởng đến GDP và CPI.

GIA DIEN

Ảnh hưởng đến các doanh nghiệp

Việc giá điện tăng khiến không ít doanh nghiệp lo lắng chi phí sẽ tăng theo ,thể hiện ngay trên sàn chứng khoán, khi có tin giá điện sắp tăng thì các mã thuộc ngành sản xuất và thép ngập trong màu đỏ, trong khi các mã ngành điện lại màu xanh.

Hiện tại nhiều doanh nghiệp cũng lên kế hoạch tăng giá để bù vào chi phí tăng do giá điện. Nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đứng trước bài toán nan giải, nếu tăng giá sản phẩm trong khi sức mua trên thị trường đang giảm sẽ khiến sản phẩm không tiêu thụ được.

Nhiều doanh nghiệp cũng không thể tăng giá sản phẩm được vì hợp đồng, đơn hàng đã ký trước hết rồi.

Hiện tại chỉ tính riêng ở Sài Gòn thì có 1% doanh nghiệp có công nghệ sản xuất hiện đại, 48% doanh nghiệp có công nghệ sản xuất trung bình khá, còn lại 51% sử dụng công nghệ rất lạc hậu. Chính vì công nghệ sản xuất lạc hậu nên sản xuất thiếu hiệu quả và tốn kém điện.

Giá điện tăng có bất hợp lý?

Nhiều người cho rằng việc tăng giá điện là hợp lý và bình thường, bởi vì giá điện Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực, trong khi tỷ lệ thất thoát điện lại cao. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng thu nhập trên đầu người cũng như mức sống của người dân là rất thấp, nên không thể so sánh giá điện với các nước khác để tăng theo, và với thu nhập thấp như hiện nay việc tăng thu nhập là bất hợp lý.

Hiện nay EVN vẫn đang độc quyền về nghành điện vì thế việc tăng giảm giá điện do EVN đề xuất mà không có cơ quan nào kiểm tra tính hợp lý của giá điện.

bà Patricia Marques – Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam coi giá điện ở Việt Nam là một trong những chi phí đắt đỏ bên cạnh chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu. Điện ở Việt Nam cũng đắt đỏ hơn các nước láng giềng nếu tính thu nhập trên đầu người.

Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) cho biết, giá điện Việt Nam đang tương đương 7 cent Mỹ/kWh trong khi Australia là 22-46,56 cent Mỹ/kWh, Đức là 31,41 cent Mỹ/kWh, Ấn Độ là 8-12 cent Mỹ/kWh, Indonesia là 8,75 cent Mỹ/kWh, Nhật Bản là 20-24 cent Mỹ/kWh, Malaysia là 7,09-14,76 cent Mỹ/kWh, Philippines là 30,46 cent Mỹ/kWh…

Như vậy giá điện Việt Nam thấp hơn các nước khác, nhưng đồng thời thu nhập người Việt cũng đứng rất thấp.

Theo số liệu của Ngân hàng thế giới (WB), năm 2013 thu nhập trên đầu người của Việt Nam là 1.911 USD/người/năm, trong khi Australia là 67.458 USD/người/năm, Đức là 46,269 USD/người/năm, Nhật Bản là 38.634 USD/người/năm.

Các nước láng giềng có giá điện chỉ cao hơn Việt Nam một chút hoặc xấp xỉ nhưng lại có thu nhập cao hơn Việt Nam nhiều lần như Indonesia 3.475 USD/người/năm, Malaysia là 10.538 USD/người/năm…

Giải pháp nào cho giá điện ở Việt Nam

Thay vì tăng giá điện thì Chính phủ cần phải nâng cấp hạ tầng truyền tải điện nhằm giảm tỷ lệ thất thoát điện, vấn đề này đã được bàn từ nhiều năm trước, nhưng hiện nay ngay ở các TP lớn hệ thống dây điện vẫn chằng chịt và bố trí thiếu khoa học khiến tỷ lệ thất thoát điện vẫn cao.

Việc tăng giá điện nếu phải thực hiện thì cần có lộ trình tăng giá và thông báo thật sớm cho các doanh nghiệp biết để chuẩn bị. Tránh để tình trạng ‘nước đến chân mới nhảy’ khiến doanh nghiệp không chuẩn bị kịp.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc