Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Lãnh đạo TQ: Mao, Lưu, Chu, Đặng, Giang nghĩ gì về chế độ mà họ theo đuổi
CNCS được xem là lý tưởng theo đuổi ở Trung Quốc, chúng ta thử điểm lại lịch sử từ xưa đến nay, các lãnh đạo Trung Quốc nghĩ gì về lý tưởng này.
lanh-dao-trung-quoc

Mao, Lưu, Chu, Đặng, Giang – Ai tin vào Chủ nghĩa Cộng sản? (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Thời kỳ cải cách, ông Đặng Tiểu Bình từng cho phép phe dân chủ trong Đảng làm báo, một đảng viên Cộng sản được phái đến tòa báo “Ủy ban Cách mạng Quốc dân Đảng” xong về nói: “Họ trái ngược với ta, trái ngược với Đảng Cộng sản.” Sau đó tờ báo của họ quả nhiên có nhiều cải cách. Báo Đại Tự đã phản ánh nhiều vấn đề trong Cách mạng Văn hóa, nhờ đó mọi người nhận ra rằng: Nhiều Đảng viên trên miệng thì truyền bá Chủ nghĩa Marx nhưng lại không thật sự tin vào Chủ nghĩa Cộng sản.

1. Cựu Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ

Ông Lưu Thiếu Kỳ có câu đối kinh điển tuyên truyền phải hy sinh tất cả và vô điều kiện vì Chủ nghĩa Cộng sản: “Lợi ích Đảng vượt trên tất cả; Vì Cộng sản phấn đấu đến cùng”. Vì thế ông Lưu Thiếu Kỳ đã sớm đến khu mỏ An Nguyên để phát triển Đảng viên và xây dựng phong trào công nhân.

Khi ngồi kiệu cho công nhân khiêng, ông Lưu Thiếu Kỳ nói: “Đây là các bạn đang khiêng Đảng!”

Nhà lý luận phái hữu Lưu Thiếu Kỳ liên tục là nhân vật số hai trong thời gian dài, sau Đại hội Đại biểu lần thứ 7 ĐCSTQ mãi đến năm 1967 khi xảy ra Cách mạng Văn hóa mới bị lật đổ. Ông Lưu có sách lý luận nổi tiếng “Luận về tu dưỡng trong Đảng Cộng sản” bổ sung vào chỗ thiếu về mặt lý luận đạo đức trong Phong trào Quốc tế Cộng sản, được dịch ra nhiều thứ tiếng và phổ biến trong phong trào Quốc tế Cộng sản, ngoài ra còn có cuốn “Chủ nghĩa Dân tộc và Chủ nghĩa Quốc tế,” phê phán khuynh hướng lợi ích dân tộc cực đoan của Đảng Cộng sản các nước…

Sau Đại hội 7, các Đảng viên Cộng sản mới nhập Đảng thường thề thốt tuân theo tôn chỉ mà câu đối của ông Lưu Thiếu Kỳ đưa ra: “Lợi ích Đảng vượt trên tất cả; Vì Cộng sản phấn đấu đến cùng.”

Có thể nói chính ông Lưu Thiếu Kỳ là nguồn gốc để các Đảng viên lợi dụng chiêu bài Đảng nhưng lại nhằm phục vụ cá nhân.

Về việc tu dưỡng đạo đức của ông Lưu Thiếu Kỳ, trong thời gian an dưỡng tại bệnh viện Tân Tứ quân ông đã lừa và kết hôn được với một cô y tá tên Vương Tiền (Wang Qian) mới 16 tuổi, ông nói mình 30 tuổi, trong khi tuổi thực là 40 tuổi. Nhưng không lâu sau ông Lưu lại bỏ cô gái này vì cho rằng cô ta “theo chủ nghĩa cá nhân và có tư tưởng lạc hậu” để lấy một cô học sinh Trung học ở Bắc Kinh tên Sinh Ngọc Kiện (Sheng Yujian). Cuối cùng ông Lưu lại lấy thêm một cô khác tên Vương Quang Mỹ (Wang Guangmei), sinh viên ngành Vật lý hạt nhân. Vì chuyện ly hôn của Thủ trưởng quá thuận lợi nên ông Lưu ly hôn đến 7 lần.

luu-thieu-ky
Lưu Thiếu Kỳ và Vương Tiền

luu-thieu-ky-2
Lưu Thiếu Kỳ và Vương Quang Mỹ

Kỳ thực, chính ông Lưu Thiếu Kỳ mới là người theo chủ nghĩa cá nhân.

Trong Cách mạng Văn hóa, cô Vương Tiền đã tiết lộ với Đại Tự báo rằng ông Lưu Thiếu Kỳ từng nói với cô: “Khi ra ngoài nên mặc đồ xấu để tỏ ra mình sống mộc mạc giản dị, khi ăn cần ăn ngon, ở nhà có gà ăn thì đừng cho người khác biết.”

Ngay cả Nguyên soái Chu Đức cũng bị lừa, từng viết thư ca ngợi ông Lưu Thiếu Kỳ là “Bậc thầy ung dung trong biển người”.

Trong thời gian đi thăm Liên Xô, trong buổi tiệc rượu cùng lãnh đạo cấp cao Liên Xô, ông Lưu Thiếu Kỳ đã mang đạo lý mình “tu luyện” kể cho các lãnh đạo Quốc tế Cộng sản: “Ví như trong buổi tiệc này tôi thường ngồi lặng lẽ, mọi người đều thi nhau gắp cho tôi, kết quả chính tôi lại được nhiều nhất, đây gọi là nguyên lý ăn ít được nhiều.”

Hoàng thân Sihanouk (cựu Nguyên thủ Campuchia) từng chia sẻ với giới báo chí rằng “Lưu Thiếu Kỳ là người khổ hạnh trong ĐCSTQ”.

Kẻ khổ hạnh này tâng bốc Mao là người “đưa tư tưởng Trung Quốc vươn đến đỉnh cao”, cho đến khi trở thành Chủ tịch nước đã cung phục Mao để thanh trừng tướng Bành Đức Hoài.

Nhưng trong Cách mạng Văn hóa, Mao Trạch Đông lợi dụng Hồng Vệ binh (học sinh, sinh viên cấp tiến) để bắt lãnh đạo các tỉnh đưa ra đấu tố, Mao muốn đập tan hệ thống Đảng trên toàn quốc của ông Lưu Thiếu Kỳ.

Ông Mao Trạch Đông đã đập tan hệ thống Đảng trên toàn quốc của ông Lưu Thiếu Kỳ, nhưng sau khi hoàn thành việc thay đổi nhân sự tại tất cả các địa phương thì lại thực hiện chính sách “công, nông, thương, học, binh trên toàn quốc đều dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Vậy là lý luận của ông Lưu Thiếu Kỳ cuối cùng lại được ông Mao Trạch Đông mang ra sử dụng.

Câu hỏi mà ông Lưu Thiếu Kỳ đưa ra khi giảng lý luận cho thuộc cấp rằng “Tại sao Trung Quốc không thể có chủ nghĩa Marx của Lưu?”, cuối cùng đã thành sự thật.

Về câu hỏi “Nhân dân hạnh phúc như thế nào dưới Chủ nghĩa Cộng sản?”, ông Lưu Thiếu Kỳ đã tuyên bố lạnh lùng: “Khi thực hiện Chủ nghĩa Cộng sản, thế giới vài tỷ người thì vài người chung một chiếc giường, khi ngủ sẽ thay phiên nhau.”

2. Mao Trạch Đông nghĩ gì về Chủ nghĩa Cộng sản?

Trong những lãnh đạo theo Chủ nghĩa này có lẽ Mao là cuồng vọng nhất, ông ta dự đoán “cách mạng sẽ hoàn thành trên toàn thế giới trong thế kỷ 20”, ông Mao hy vọng công nhân Mỹ sẽ nổi dậy làm cách mạng, từng cho người điều tra tìm hiểu cảm hứng cách mạng của giai cấp công nhân Mỹ.

Trong Cách mạng Văn hóa ông ta dự tính, “nắm cách mạng” phải “nắm sản xuất”, kết quả người công nhân chỉ lao vào đấu đá mà quên làm việc, khi kinh tế Nhật Bản phát triển vượt bậc thì Mao cho rằng “phát triển dị dạng”.

Cái chết của ông Lâm Bưu gây tác động lớn đối với Mao, sau đó Mao phát hiện mọi người ai cũng như mình, không ai tin vào Chủ nghĩa Cộng sản.

Trong một lần gặp cố vấn an ninh của Mỹ là ông Kissinger, Mao đã dùng hình thức bút đàm: “Thượng đế không ưa người của Đảng Cộng sản, ông ấy thích Chủ nghĩa Tư bản của các ngài” để thừa nhận đảng Cộng sản đã thất bại, hiện nay muốn cùng Mỹ để chống lại Liên Xô.

3. Chu Ân Lai

Trước Cách mạng Văn hóa, ông Chu Ân Lai hàng năm đều có một lần diễn thuyết trước sinh viên Đại học Bắc Kinh khi tốt nghiệp. Ông Chu đã từng hùng hồn tuyên bố niềm tin của mình vào Chủ nghĩa Cộng sản: “Khi du học ở Pháp tôi đã nghĩ mọi người trên thế giới không thể nào đều biến thành nhà tư bản, nhưng họ hoàn toàn có thể biến thành công nhân!”

Vào những năm cuối đời của ông, ở Tây phương đã có rất nhiều người gia nhập vào tầng lớp Trung sản, có hơn 70% người Mỹ được xếp vào tầng lớp Trung sản (gồm viên chức nhà nước, trung và tiểu thương, bác sĩ, luật sư). Năm 1976, trước khi hấp hối, ông Chu đã nói: “Tôi tin Chủ nghĩa Cộng sản nhất định sẽ thắng lợi!” là để thi thể của mình không bị đưa ra làm nhục do sự cố “Chu Ân Lai tuyên bố thoái Đảng”. Trước thực tế vô tình mà thế giới đã minh chứng, trong lòng ông Chu Ân Lai không thể không dao động niềm tin đối với Chủ nghĩa Cộng sản.

4. Đặng Tiểu Bình

Còn Đặng Tiểu Bình thì đã có “Miêu luận” với ẩn ý: Mèo Cộng sản không biết bắt chuột, mèo của Chủ nghĩa Tư bản mới tốt.

Đặng không bố trí cho con cái vào Trung ương Đảng, điều này cho thấy rõ ông ta cũng không tin vào Chủ nghĩa Cộng sản. Đặng đặc biệt yêu thích loại hình Chủ nghĩa Tư bản gia tộc kiểu độc tài ở Singapore. Ông ta dự tính, sau khi thỏa mãn cho lớp “thái tử Đảng” đời đầu tích lũy tư bản và trở thành giai cấp quý tộc thì việc chuyển hóa thành Chủ nghĩa Tư bản sẽ không gặp trở ngại gì nhiều.

Sau khi Đặng phát hiện Giang Trạch Dân và Lý Bằng đang lấy “chống diễn biến hòa bình làm trung tâm”, muốn ông Kiều Thạch và Chu Dung Cơ lật đổ địa vị của 2 kẻ ngoại tộc này, nhưng nhiều lần thất bại, cuối cùng chịu cảnh “nuôi hổ gặp họa”.

5. Giang Trạch Dân

Còn kẻ đầu cơ Giang Trạch Dân thì cả đời toan tính vun vén cá nhân, để tránh bị thẩm tra chính trị đã bán cả dân tộc, dùng lãnh thổ đút lót cho ông chủ nghèo (ám chỉ Liên Xô cũ – ND), như điều tra của các học giả Trần Khuê Đức (Chen Kuide), Hồ Bình (Hu Ping), Chính Bình Gia (Zheng Pingjia), diễn biến hòa bình của Giang là loại Chủ nghĩa Tư bản bị biến dạng hóa thành trò chơi bẩn. Đây là cách “thực hiện chủ nghĩa trọng thương nhờ vào quyền lực quốc gia” để cho gia tộc ông Giang Trạch Dân vơ vét. Vào năm 2000 trong chuyến thăm Mỹ, Giang đã hỏi lại khi trả lời phỏng vấn báo chí: “Nước Mỹ hùng mạnh như thế tại sao lại đi quan tâm đến nhân quyền, quan tâm đến chuyện Trung Quốc bắt bớ vài cá nhân?” Có thể thấy Giang không hiểu tại sao quốc gia lớn mạnh phải quan tâm đến nhân quyền?

Đặc biệt, chính sách khủng bố đoàn thể người tu luyện Pháp Luân Công của Giang đã chứng thực khẳng định của ông Trần Khuê Đức và Hồ Bình rằng, thứ Giang đang theo đuổi chính là Chủ nghĩa Phát xít, cũng là sự khẳng định phát biểu một nhà báo Mỹ am hiểu tình hình Trung Quốc: “Thứ ‘Chủ nghĩa Xã hội’ trong tủ kính mà Giang đang làm rất giống với tên độc tài Benito Mussolini.”

Tinh Vệ biên dịch từ Secretchina

Theo daikynguyenvn.com

Người ta cũng nhìn nhận rằng CNCS được các nhà lãnh đạo xem là lý tưởng bởi thông qua nó họ nắm được quyền hành, có được nhiều lợi ích cho cá nhân và gia đình mình

Chuyên đề: ,

01 ý kiến dành cho “Lãnh đạo TQ: Mao, Lưu, Chu, Đặng, Giang nghĩ gì về chế độ mà họ theo đuổi”

  1. nguyen cao tin 02/01/2016

    Câu nói của Đặng không phải với đại ý :Mèo Cộng sản không biết bắt chuột, mèo của Chủ nghĩa Tư bản mới tốt.Mà mèo đen, mèo trắng , mèo nào bắt chuột được đều tốt cả. Suy ra là CNCS, CNTB – chủ nghĩa nào đem lại lợi ích cho quốc gia, cho mọi người đều được cả

    Reply

Ý kiến bạn đọc