Home » Thế giới » Milton Friedman bàn về lòng tham
Milton Friedman là một nhà kinh tế học lỗi lạc người Mỹ, đoạt giải Nobel năm 1976, đoạn đối thoại sau đây của ông và người dẫn chương trình truyền hình Phil Donahue về chủ đề lòng tham đã trở nên rất nổi tiếng và đáng để suy ngẫm.

https://www.youtube.com/watch?v=RWsx1X8PV_A

Sau đây là nội dung cuộc đàm thoại đó.

Phil Donahue: Khi ông quan sát tình hình trên thế giới, sự phân bố giàu nghèo bất thường, hàng triệu người đang sống trong tình trạng nghèo khổ cùng cực ở những đất nước chưa phát triển, ta có thể thấy rất ít người được sở hữu và có quá nhiều người chả có gì cả, khi ông thấy sự tham lam và tập trung quyền lực, thì có bao giờ ông nghi ngờ về chủ nghĩa tư bản? và có bao giờ ông cho rằng sự tham lam này là một ý tưởng tốt cần duy trì không?

Milton Friedman: Uhm, trước tiên, nói cho tôi, anh có biết một xã hội nào mà ở đó không tồn tại sự tham lam? Anh nghĩ là ở Nga thì không có sự tham lam? Anh nghĩ là ở Trung Quốc thì không có ai tham lam à? Tham lam là cái gì? Tất nhiên, chả ai trong chúng ta tham lam cả. Chỉ có người khác thì mới tham lam thôi.

Thế giới vận động bởi mỗi cá nhân theo đuổi những nỗ lực của riêng mình. Thành tựu vĩ đại của nền văn minh không đến từ các cơ quan chính phủ. Einstein không thể xây dựng lý thuyết của mình từ xã hội quan liêu gò bó. Henry Ford cũng không thể giải phóng nền công nghiệp ô tô trong điều kiện đó được. Chỉ đến lúc quần chúng thoát khỏi cảnh nghèo túng khổ sở mà anh vừa nhắc đến, là thời điểm đã được ghi lại trong lịch sử là lúc mà người ta xây dựng chủ nghĩa tư bản và một thị trường tự do rộng lớn.

Nếu anh muốn biết ở đâu mà nhân dân khổ nhất, thì câu trả lời chính là những xã hội tránh xa điều đó, những xã hội tránh né thị trường tự do. Thế nên ở đây, lịch sử đã rất rõ ràng, rằng không còn con đường lựa chọn nào khác để có thể cải thiện cuộc sống của rất nhiều người bình thường. Vẫn chưa có một cách nào khác để đạt được hoạt động hiệu quả đến thế, khi mà người ta được giải phóng bởi một hệ thống kinh doanh tự do.

fm

(Milton Friedman: Ảnh chụp màn hình)

Phil Donahue: Nhưng nó có vẻ không đem lại đạo đức tương xứng với khả năng điều hành cái hệ thống của nó.

Milton Friedman: Vậy theo anh cái gì sẽ đem đến đạo đức? Anh nghĩ là cái đảng ủy cộng sản sẽ đem lại đạo đức ư? Hay anh nghĩ Hilter sẽ đem đến đạo đức? Này, xin lỗi anh nhé, nếu tôi nói thế này, hay anh lại nghĩ rằng tổng thống Mỹ có thể đem lại đạo đức? Người ta có chọn người để bổ nhiệm dựa trên đạo đức không hay là dựa trên quyền lực chính trị của kẻ đó? Có thật là tư lợi chính trị sẽ bền vững hơn tư lợi kinh tế?

Anh biết không, tôi nghĩ là anh đang nói đến rất nhiều mà anh cho là dĩ nhiên. Nhưng mà thử nói cho tôi xem, ở đâu trên trái đất này, anh sẽ tìm thấy những thiên thần như thế, người sẽ sắp xếp lại trật tự xã hội cho chúng ta. Và tôi cũng chẳng tin tưởng khi anh làm việc đó đâu.

Dịch bởi: Wegreen Vietnam


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc