Home » Xã hội » Nga toan tính gì khi “trêu ngươi” tàu chiến Mỹ ở Baltic?
Mặc dù không có bất cứ xung đột nào xảy ra khi các máy bay chiến đấu Su-24 của Nga liên tục áp sát tàu khu trục Mỹ hồi đầu tuần này ở biển Baltic, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng đó là bước đi đã được tính toán kỹ lưỡng của Nga nhằm đưa ra thông điệp cho Mỹ và Đông Âu.

Nếu máy bay Nga tiếp tục áp sát “trêu ngươi”, Mỹ sẽ làm gì?

Hai vụ chạm trán giữa quân đội Nga và Mỹ gần đây đã khiến nhiều người băn khoăn rằng, liệu các sự vụ tương tự trong tương lai có làm bùng nổ xung đột vũ trang hay không?

Hai vụ chạm trán liên tiếp

Theo CNN, Đại úy Jeff Davis – người phát ngôn của Lầu Năm Góc hôm thứ Hai cho biết:

Đã có nhiều vụ việc tái diễn trong năm qua, trong đó máy bay Nga áp sát các phương tiện khác đang lưu thông trên không và trên biển với khoảng cách nguy hiểm, gây ra những lo ngại lớn về an toàn“.

Hành động không an toàn và thiếu chuyên nghiệp của một phi công có thể dẫn tới những căng thẳng leo thang không cần thiết giữa 2 nước” – ông Davis nói.

neu-may-bay-nga-tiep-tuc-ap-sat-treu-nguoi-my-se-lam-gi
Su-24 bay qua tàu USS Donald Cook trên biển Baltic ngày 12/4/2016

Sau khi 2 máy bay chiến đấu Nga nhiều lần áp sát tàu khu trục USS Donald Cook ở cự ly chỉ khoảng 9m hôm 12/4, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ra cảnh báo đanh thép rằng hành động của Nga có thể khiến máy bay chiến đấu nước này bị bắn hạ.

Trả lời phỏng vấn truyền thông, ông Kerry tuyên bố: “Theo các quy tắc giao chiến, máy bay Nga đáng lẽ đã có thể bị bắn hạ. Mọi người cần phải hiểu đây là một vụ việc nghiêm trọng“.

Khi được hỏi tại sao Mỹ không bắn hạ máy bay Nga, một sĩ quan cấp cao nói với CNN rằng: “Hành động của máy bay Nga rất nguy hiểm nhưng không biểu hiện ý đồ thù địch và chúng không mang vũ khí“.

Vài ngày sau vụ việc với tàu Donald Cook, Bộ Tư lệnh châu Âu (EUCOM) của Mỹ tiếp tục thông báo:

Ngày 14/4, chiến đấu cơ Su-27 Nga đã áp sát máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ một cách “không an toàn và không chuyên nghiệp” (chỉ cách khoảng 15m).

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định các báo cáo của Mỹ về vụ việc hôm 14/4 “không đúng với thực tế” và hoạt động của máy bay Nga “tuân thủ nghiêm ngặt quy định quốc tế về việc sử dụng không phận”.

Cả 2 cuộc chạm trán đều xảy ra trên biển Baltic.

Bắn hạ hay không?

Hải quân Mỹ thường không công khai các quy tắc giao chiến để đề phòng đối phương lợi dụng kẽ hở. Song, một quan chức hải quân tiết lộ “mọi sĩ quan chỉ huy trên tàu chiến Mỹ đều được trao quyền ra các quyết định liên quan đến hành động tự vệ của tàu và thủy thủ đoàn“.

Vị này nói thêm rằng, trong trường hợp của tàu Cook, “sĩ quan chỉ huy đã nhận thấy các hoạt động bay (của Nga) không an toàn và thiếu chuyên nghiệp, tuy nhiên, do không cảm thấy bị đe dọa nên con tàu đã không đáp trả bằng các loại vũ khí chiến thuật“.

Đại úy Hải quân về hưu Rick Hoffman đã tán dương viên sĩ quan chỉ huy tàu Cook. Trao đổi vớiCNN, ông Hoffman khen ngợi: “chỉ huy của chiếc tàu khu trục đã vô cùng chuyên nghiệp và kiềm chế cực độ“.

Theo ông Hoffman, hành động của Nga có lẽ đã đủ để Mỹ cân nhắc khả năng bắn hạ. Tuy nhiên, “trong trường hợp này, theo quan điểm của mình, tôi cho rằng anh ấy đã hành động đúng đắn và thể hiện sự điềm tĩnh chuyên nghiệp“.

neu-may-bay-nga-tiep-tuc-ap-sat-treu-nguoi-my-se-lam-gi (1)

Tàu chiến Mỹ đáng lẽ đã có thể bắn hạ máy bay Nga.

Khi được hỏi tại sao máy bay Nga lại hành động như vậy, ông Hoffman cho rằng “đó rõ ràng là chính sách đối nội của Tổng thống Putin“.

Chuyên gia Heather Conley đến từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nhận định, hành vi liều lĩnh này có vẻ như đang cố gây ra một vụ tai nạn hoặc sự cố. Có lẽ Nga đang muốn chuyển hướng sự chú ý của người dân ra khỏi những rắc rối kinh tế mà nước này gặp phải.

Cũng theo bà Conley, đối với những đồng minh châu Âu của Mỹ, Kremlin đang gửi đi thông điệp rằng Mỹ không thể bảo vệ họ trước Nga một khi Nga muốn dùng tới sức mạnh quân sự.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng việc Mỹ bắn hạ máy bay Nga khó có khả năng xảy ra và không bên nào muốn điều đó xảy ra cả.

 Máy bay ném bom Su-24 của Nga đã 12 lần bay qua lại gần tàu Cook khi con tàu di chuyển trên Biển Đen vào tháng 4/2014

Máy bay ném bom Su-24 của Nga đã 12 lần bay qua lại gần tàu Cook khi con tàu di chuyển trên Biển Đen vào tháng 4/2014

Bà Conley nhận định, tình huống duy nhất buộc Mỹ bắn hạ máy bay trong trường hợp này là Nga nổ súng trước.

Song, ngay cả khi Mỹ làm như vậy, ông Hoffman vẫn hoài nghi khả năng điều đó sẽ dẫn tới một cuộc xung đột giữa Mỹ-Nga trên quy mô toàn diện.

Điều này sẽ kích động chiến tranh toàn diện với Nga? Tôi không nghĩ như vậy. Nhưng nó sẽ là điều vô cùng rủi ro đối với những người có liên quan” – ông Hoffman nói.

Trong tháng 11 năm ngoái, căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ (thành viên NATO) đã dâng cao sau khi Ankara bắn hạ phi cơ Su-24 của Nga, với lý do là máy bay này đã xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ sau khi vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.

Vụ việc đã dẫn tới một số biện pháp trừng phạt kinh tế và cắt đứt mối quan hệ quân sự giữa 2 nước.

Bà Conley cho biết, tần suất những vụ chạm trán như vậy đã gia tăng đáng kể.

Tháng 1 năm nay, chiến đấu cơ Nga đã áp sát máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ trên Biển Đen, chỉ cách khoảng 6m.

Trước đó, tháng 10 năm ngoái, các phi cơ của Hải quân Mỹ đã xuất kích chặn 2 máy bay Tu-142 của Nga bay gần tàu sân bay USS Ronald Reagan tại Thái Bình Dương.

Và cách đó một thời gian ngắn, vào tháng 6/2015, máy bay ném bom Su-24 của Nga đã bay cách tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ khoảng 500m, khi con tàu đang di chuyển trên Biển Đen.

neu-may-bay-nga-tiep-tuc-ap-sat-treu-nguoi-my-se-lam-gi

Tháng 10/2015, các chiến đấu cơ F/A-18 đã xuất kích từ USS Ronald Reagan để buộc 2 máy bay Tu-142 của Nga bay ra xa tàu này.

Một số người cho rằng đây là phản ứng của Nga trước quyết định gần đây của Mỹ là tăng gấp 4 lần chi tiêu quốc phòng ở châu Âu và gia tăng quân số, thiết bị quân sự tại đây” – bà Conley nói.

Theo phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest, Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Putin đã có cuộc điện đàm hôm thứ Hai nhưng không thảo luận về các cuộc chạm trán quân sự gần đây.

Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ cho biết, tàu USS Donald Cook sẽ tiếp tục các hoạt động của mình trên biển Baltic.

Nước Mỹ sẽ không bị đe dọa” – Ngoại trưởng Kerry tuyên bố.

theo Trí Thức Trẻ

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc