Home » Xã hội » Bùn Bô-Xít từ Trung Quốc nhập vào Formosa nguy hại tới mức nào?
Bùn bô-xít vô cùng nguy hại. Loại bùn này đi đâu cây cối chết đến đó, tàn phá đất đai, tàn phá sức khỏe người dân. Bùn bô-xít cả thế giới còn sợ nên tôi không cần nhắc lại mức độ nguy hại của chất này.

Bùn bô-xít từ TQ nhập vào Formosa: Nếu chưa xử lý sẽ rất nguy hiểm

 

Bùn bô-xít độc hại có thể giết chết động vật, thực vật và gây bỏng, làm tổn thương nghiêm trọng đến đường hô hấp, sức khoẻ của con người.

Trả lời PV báo Người Đưa Tin, GS.TS Trần Hồng Côn, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, chúng ta từng nhắc rất nhiều đến hiện tượng bùn đỏ Tây Nguyên và những quan ngại về chất này.

Bùn bô-xít hay còn gọi là bùn đỏ chủ yếu là ô-xít sắt, đã được tách nhôm. Viện Khoa học Việt Nam cũng có đề tài nghiên cứu về loại bùn nguy hại này.

Theo GS.TS. Trần Hồng Côn, việc bùn bô-xít từ Trung Quốc nhập vào Formosa cần được kiểm nghiệm. Nếu như bùn bô-xít đó đã được tách nhôm, không chứa quá nhiều kiềm và các chất khác, đã được sơ chế thì có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất thép.

“Nếu như bùn bô-xít đó chưa được xử lý an toàn, tách các chất nguy hại thì nó vô cùng nguy hiểm. Chất kiềm tồn tại trong đó có thể tiêu diệt các vi sinh vật ở dưới đất, thủy sinh, ảnh hưởng đến nguồn nước và sức khỏe con người”, TS.Côn cảnh báo.

Do đó, GS.TS Trần Hồng Côn cho rằng, trên thực tế, việc xử lý bùn bô-xít độc hại phải có quy trình xử lý rất nghiêm ngặt.

GS.TS Trần Hồng Côn, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Đồng quan điểm với TS. Trần Hồng Côn, một chuyên gia hóa học cho hay, bùn bô-xít độc hại là tên gọi một sản phẩm chất thải của công nghệ Bayer. Đây phương pháp chủ yếu được áp dụng trong quá trình tinh luyện bauxite để sản xuất nhôm.

Loại bùn này độc hại, có thể giết chết động vật và thực vật và cũng có thể gây bỏng, làm tổn thương đường hô hấp của con người.

Vị chuyên gia này giải thích, khi hợp chất nhôm được nhúng trong dung dịch Natri hyđrô-xít ở nhiệt độ, áp lực cao sẽ tan chảy trong dung dịch này còn các thành phần khác sẽ giữ nguyên. Tất cả các hóa chất không tan trong chu trình này được gọi là bùn đỏ.

Bùn bô-xít có màu đỏ là do có sự hiện diện của sắt bị ôxy hóa. Ngoài sắt, các thành phần chủ yếu khác của bùn đỏ gồm có cát, nhôm và một loại ô-xít titan có tên gọi Anatase. Nó cũng bao gồm cả các loại khoáng sản phóng xạ, ví dụ như uranium, thorium.

Kết quả hình ảnh cho Bùn bô-xít từ TQ nhập vào Formosa: Nếu chưa xử lý sẽ rất nguy hiểm

Tàu hàng bị phát hiện có chứa chất thải lỏng là bô-xít.

Theo TS.Côn, việc xử lý bùn bô-xít độc hại là một vấn đề khá nan giải. Khi một khu vực bị nhiễm chất này, cây cối và vi sinh vật dưới đất sẽ không thể nào sinh sống được. Bên cạnh đó, mặc dù bùn bô-xít có nhiều thành phần như sắt, titan và nhôm (còn sót lại) nhưng việc chiết xuất các chất này vô cùng khó khăn.

Các chuyên gia cho hay, mặc dù có một số phương pháp đã được sử dụng để giảm kiềm PH trong bùn bô-xít xuống mức có thể chấp nhận được để giảm tác động đến môi trường. Tuy nhiên, những phương pháp đó rất tốn kém.

Theo TS. Trần Hồng Côn, việc kiểm tra, giám sát bùn bô-xít độc hại phải được tiến hành với ý thức trách nhiệm cao, thường xuyên, nghiêm khắc, chặt chẽ để không ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân.

N.Giang – Theo nguoiduatin.vn

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc