Home » Cổ truyền, Văn hóa » Dùng thước Lỗ Ban nào mới chính xác

Hiện nay khi dùng thước Lỗ Ban thường xuất hiện đén 3 loại thước có kích cỡ khác nhau, loại 42,9cm, 38,8cm, 52cm. Mỗi một loại thước được ứng dụng khác nhau.

thước lỗ ban

Ảnh internet

Tuy nhiên khi thước Lỗ Ban xuất hiện chỉ dùng một loại thước duy nhất là 51cm ứng dụng cho các công trình xây dựng.

Thời đấy con người dùng đơn vị “chỉ” và “phân” để làm đơn vị đo chiều dài. Một Chỉ dài 0,408 mét, một phân là 0,051 mét. Về sau từ con số đơn vị của Phân là 0,051 nhân cho 10 theo hệ thống Thập Phân thành con số 0,51m.

Người cổ xưa hay dùng thước 51cm làm thước Lỗ Ban. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học đã biết được rằng Tần số của ngoại âm là 4,9 từ đó suy ra đơn vị thời gian là 1 sec / 4,9 = 0,20408.

các nhà Toán Học tính ra được Gia Tốc Trọng Lực ở mặt địa cầu là 40,8 bằng cách lấy 980 nhân với bình phương của đơn vị thời gian: 0,20408. Con số 0,408 chính là đơn vị Chỉ của nền Văn minh Thái cổ cũng chính là Gia Tốc Trọng Lực ở mặt địa cầu tương đương với 2 lần trị số của đơn vị thời gian.

Theo lý thuyết về năng lực bá động thì các loài sinh vật luôn luôn chịu ảnh hưỡng của các làn sóng từ cấp thấp nhất là ngoại âm đến cấp cao nhất là siêu âm đặc biệt là làn sóng ngoại âm phát ra từ lòng đất là nguồn năng lực chi phối đời sống con người qua cơ sở vật chất là nhà cửa của họ. Theo tác giả tập Thái Cổ Khoa Học Toàn Thư – Phần Dương Cơ Lý Học thì nhà cửa luôn luôn được xây dựng trên một nền cứng chắc và đủ rộng để chịu được toàn bộ trọng lượng của cái nhà. Sự liên kết của các nền nhà thành một khối chung sẽ tạo thành một tảng. Hỉnh thức thông thường của tảng là một lớp nền mỏng trải dài trên một vùng đất xốp, mềm, có thể so sánh với một thanh gổ trên mặt nước. Lòng đất luôn luôn phát ra làn sóng ngoại âm là hình thức nhỏ của địa chấn, cho nên tảng phải chịu ảnh hưởng và trở nên một tảng rung động. Trong sự rung động này có sự cộng hưỡng. Sự truyền làn sóng và sự phản hồi làn sóng tạo nên một hệ thống sóng đứng mà hai đầu tảng là hai đầu tự do tạo thành hai bụng của thoi sóng đứng. Ở chính giữa gọi là Nút không rung động giống y như hình ảnh của thanh gổ dài nhấp nhô hai đầu. Ngoại âm của đất có nhiều làn sóng tần số khác nhau và mức độ cộng hưỡng tùy sẽ thuộc vào độ dài, độ dày và độ rắn chắc của tảng, nhưng thường thì độ dài quan trọng hơn. Tảng dài thì có nhiều Nút và nhiều Bụng là vì một tảng dài rung động thì sẽ tạo xen kẻ thành nhiều Bụng và Nút . Mỗi vị trí này được gọi là Tọa Vị. Theo như tác giả tập Thái Cổ Khoa Học Toàn Thư , nếu tọa vị là Bụng thì gọi là Tọa Vị Dương là nơi có sự rung chuyển cao độ. Nếu Tọa Vị là một Nút thì gọi là Tọa Vị âm là nơi sự rung động hầu như không có.

Sưu tầm

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc