Home » Cổ truyền, Văn hóa » Miriam – Nữ tiên tri với chiếc trống ngợi ca Thần đã cùng người Do Thái vượt qua “đắng cay”

Nhắc đến Miriam, người ta nhớ đến biểu tượng của nữ tiên tri đại tài người Do Thái với những điệu múa trống provang sôi nổi ca ngợi ân đức của Thần.

tiên tri, sông Nile, Moses, Miriam, Do Thái, Bài chọn lọc, Ai Cập,

Từ rất xưa, vùng đất Ai Cập cổ đại đã sinh ra 3 nhà tiên tri với sứ mệnh cao cả, dìu dắt dân tộc Do Thái khốn khổ thoát khỏi ách nô lệ tìm đến Miền Đất Hứa, đó chính là 3 anh em: Aaron, Miriam và Moses.

Miriam, con gái của Amram và Yocheved, sinh ra vào đúng thời dân tộc mình chịu bức hại cay đắng, khổ sai cùng cực. Vì vậy, cha mẹ đã quyết định đặt tên cho bà là “Miriam”, trong tiếng Do Thái có nghĩa là “cay đắng”.

Thánh kinh Torah kể lại câu chuyện truyền thuyết nổi tiếng “Moses rẽ nước Biển Đỏ”.Moses là một nhà tiên tri nổi tiếng đại tài, là niềm tự hào của dân tộc Do Thái. Tuy nhiên, khi nhắc đến ông, người dân Do Thái cũng sẽ không quên nhắc đến ân nghĩa mà họ nhận được từ Aaron và Miriam, anh trai và chị gái của Moses, và cũng là 2 nhà tiên tri vĩ đại của dân tộc này.

1. Cứu mạng sống của Moses

Những bậc hiền triết đã nói rất rõ ràng, khả năng tiên tri đến với Miriam ngay từ khi còn rất nhỏ. Lời tiên tri đầu tiên: Miriam nói với mẹ của mình rằng bà Yocheved sẽ sinh một cậu con trai, người sẽ trở thành lãnh đạo dẫn đường vĩ đại và giải phóng dân tộc Do Thái thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập.

Đây là lý do vì sao người ta gọi Miriam là “Puah”, có nghĩa là “người thì thầm”, vì bà thường hay thì thầm những lời tiên tri. Miriam và mẹ đều là những nữ hộ sinh trưởng của người Do Thái với tên hiệu Shifrah và Puah.

Một ngày nọ, Pharaoh Ai Cập nhận được lời tiên tri rằng có một đứa bé sơ sinh sẽ trở thành người dẫn đường vĩ đại và trả lại tự do cho dân tộc Do Thái. Lo sợ người Do Thái sẽ vùng dậy lật đổ ngai vàng, Pharaoh đã ra lệnh dìm tất cả những đứa bé mới sinh xuống dòng sông Nile.

Tuy nhiên, cả 2 mẹ con bà Yocheved đã không làm theo những gì mà nhà vua ra lệnh. Không hề sợ hãi, họ đem sức mình đi giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, dám làm những gì mà họ muốn làm và được tán dương là hai nhà kiệt xuất lỗi lạc của người Do Thái.

tiên tri, sông Nile, Moses, Miriam, Do Thái, Bài chọn lọc, Ai Cập,

Bà Yocheved và con gái Miriam

Trước lệnh ném tất cả những bé trai xuống sông của Pharaoh tàn bạo, cha mẹ của Miriam đã quyết định ly thân và không sinh thêm con. Khi ấy, Miriam 6 tuổi đã nói với cha rằng: “Quyết định của cha còn tồi tệ hơn của Pharaoh, vì Pharaoh chỉ nhắm vào con trai còn cha ngăn cản cả con trai lẫn con gái ra đời”. Là người lãnh đạo dân tộc Do Thái, hành động của ông chính là tấm gương cho nhiều người khác làm theo, nhiều người đàn ông Do Thái cũng ly dị vợ. Thấy được sự thông minh của con gái mình, Amram quyết định tái hôn với bà Yocheved, và thần dân của ông cũng làm theo ông.

Năm sau, bà Yocheved, hạ sinh Moses và đã tìm cách giấu đứa trẻ trong ba tháng. Khi biết không thể tiếp tục bảo vệ đứa bé lâu hơn nữa, bà đã đặt em vào một cái nôi và thả trôi theo dòng sông Nile.

Miriam đã dõi theo canh chừng chiếc thuyền con này để xem điều gì sẽ xảy ra với lời tiên tri của mình. Và điều kì diệu đã xảy ra, chiếc nôi trôi đúng đến nơi nàng công chúa Ai Cập Thermuthis đang tắm cùng các nữ tì, vì cô đang bị bệnh phong và tin rằng nước của sông Nile sẽ rửa trôi tất cả bệnh tật. Thấy một chiếc nôi đang trôi lại gần, công chúa bước đến và phát hiện ra bên trong là một đứa bé trai người Do Thái. Cô ngạc nhiên nhận ra ngay khi mình chạm vào chiếc nôi thì bệnh phong của mình cũng đã biến mất. Không quan tâm đến những luật lệ của cha, cô quyết định cứu đứa bé và xem đó như là đứa con riêng của mình.

Nhân cơ hội này, Miriam dũng cảm bước đến cầu xin được chăm sóc đứa trẻ, công chúa Thermuthis đồng ý với đề nghị này. Thế rồi, bà Yochebed lại trở thành vú nuôi của chính con mình. Công chúa đặt tên đứa bé là Moses, với hàm nghĩa là được “cứu khỏi nước”.

tiên tri, sông Nile, Moses, Miriam, Do Thái, Bài chọn lọc, Ai Cập,

“Baby Moses In The Bullrushes”, tranh của Cicely Mary Barker (1936)

80 năm sau, Moses dẫn dắt dân tộc Do Thái của mình tìm đến tự do, giống như những gì Miriam tiên đoán. Miriam không chỉ sống để chứng kiến những lời tiên tri của mình trở thành hiện thực, mà còn là một trong dẫn dắt thần dân băng qua sa mạc tìm đến Miền Đất Hứa.

2. Sứ mệnh vĩ đại

Những nhà hiền triết kể lại rằng, 3 món quà thần thánh tuyệt vời được ban tặng cho người Do Thái là bánh Manna, đám mây huy hoàng và giếng nước, tất cả đều là công đức của Moses, Aaron và Miriam.

“Giếng nước của Miriam”, được biết đến như một tảng đá cuộn đi cùng người Do Thái trên những chuyến đi của họ – cung cấp nước ngọt trên sa mạc không chỉ cho người dân mà còn cả gia súc và cừu, khiến đồng cỏ tốt tươi và hoa thơm nở khắp cánh đồng sa mạc.

Người dân Do Thái bày tỏ lòng kính trọng và yêu mến đối với Miriam – nhà tiên tri thông minh dũng cảm và thần thánh. Giống như một người mẹ thực thụ của Israel, Miriam dành nhiều thời gian hơn cho phụ nữ và trẻ em, ít tham gia vào những hoạt động cộng đồng.

Tuy nhiên vẫn có một ngoại lệ, điều này xảy ra ngay sau hành trình thần kỳ băng qua Yam Suf, khi Moses và tất cả người dân hát bài hát ca ngợi Đức Chúa, bài hát nổi tiếng mang tên “Sông ở biển”. Trong không khí vui tươi, Miriam tay cầm trống po-vang và nhiều người phụ nữ khác ngân vang ca khúc ngợi ca Thần:

“Hãy ca tụng Đức Jehovah, vì Ngài vinh hiển oai nghiêm, Ngài đã liệng xuống biển ngựa và người cưỡi ngựa…”

nguoi-do-thai-1

 

“Hãy ca tụng Đức Jehovah, vì Ngài vinh hiển oai nghiêm, Ngài đã liệng xuống biển ngựa và người cưỡi ngựa…”. (Tranh minh họa từ Internet)

Miriam trở thành một nhà nữ tiên tri lý tưởng, vì là người đầu tiên dạy con người dùng âm nhạc tuyệt vời và tiếng trống ngợi ca sức mạnh và công lao của Thần.

Một lần khác, Miriam trở thành tâm điểm của sự chú ý. Một sự việc đáng tiếc đã xảy ra, và bà đã không thể tự tha thứ được cho chính mình. Miriam đã phạm sai lầm khi chỉ trích em trai mình, Moses. Miriam không đồng ý với hành động của Moses khi ông quyết định ly dị người vợ của mình, vì ông nghĩ rằng mình không thể đem lại hạnh phúc cho gia đình, khi nhiệm vụ của ông giờ đây là đứng trước dân tộc mình và dạy Thánh kinh Torah.

Miriam không đồng ý, bà cho rằng một nhà tiên tri không nhất thiết phải tách ly với cuộc sống gia đình. Giống như bà và anh trai Aaron cũng đều là những người mang trong mình khả năng tiên tri, nhưng họ vẫn không bỏ rơi gia đình mình.

Đức Chúa không đồng ý với cách làm của Miriam và Aaron, nói rằng: “Bầy tôi trung thành của ta là Moses, anh ta khác tất cả những người có khả năng tiên tiên tri còn lại, không chút ngạo nghễ, anh ta là người khiêm tốn nhất trên Trái đất này”.

Đức Chúa đã trừng phạt Miriam bằng cách để căn bệnh phong ăn mòn lên thân thể bà. Moses cầu nguyện cho chị gái mình sẽ được chữa lành, nhưng Đức Chúa đã hạ lệnh đưa Miriam bên ngoài thành chịu đau đớn trong 7 ngày và vết thương lành lại. Sau tất cả, người dân vẫn không mất đi sự tôn trọng và tình yêu dành cho Miriam. Tất cả họ đều chờ đợi kiên nhẫn cho đến khi Miriam được chữa khỏi, và tiếp tục cuộc hành trình.

nguoi-do-thai-2

 

Bức vẽ “Song of Praise” miêu tả cảnh nhà tiên tri Miriam đang đánh trống hát bài hát ca ngợi Thần. (Họa sĩ Wilhelm)

Miriam qua đời ở tuổi 126 (hay 127 tuổi) tại Kadesh, đây cũng là nơi chôn cất thi thể bà. Khi bà qua đời, một chuyện kỳ lạ đã xảy ra. Giếng nước bỗng dưng khô đi và tảng đá mà dòng nước chảy ra cũng biến mất giữa những tảng đá khác trong sa mạc. Và giờ đây, người ta chắc chắn được rằng, nước là công lao to lớn của Miriam trong suốt những năm tháng họ sống ở vùng sa mạc hoang dã.

 Theo Chabad, tinhhoa.net

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc