Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Ông Tập bắt tay ông Hồ thân mật để cảm ơn vì đã giúp đập tan âm mưu chính biến?

Gần đây ông Lưu Sĩ Dư, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Chứng khoán Trung Quốc phát biểu trong buổi họp bên lề Đại hội 19 cho biết, ông Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang và Lệnh Kế Hoạch, v.v liên quan đến “âm mưu soán đảng đoạt quyền”, đây là lần đầu tiên có quan chức công khai thừa nhận nội bộ ĐCS Trung Quốc tồn tại “tập đoàn âm mưu”. Truyền thông Đài Loan, Hồng Kông nhận định, sau khi ông Tập Cận Bình hoàn thành bài báo cáo dài 3 tiếng đồng hồ đã trở về chỗ ngồi và bắt tay thân mật với ông Hồ Cẩm Đào, đây được coi như lời cảm ơn ông Hồ đã giúp phá vỡ âm mưu của phe ông Giang Trạch Dân.

>> Cuộc đảo chính vang tiếng súng tại Bắc Kinh năm 2012 được nhắc lại

Ông Tập Cận Bình (giữa) đang bắt tay ông Hồ Cẩm Đào (trái) và ông Giang Trạch Dân ngồi bên phải (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)

Ngày 19/10, đoàn đại biểu Đại hội 19 thuộc hệ thống tài chính đã tiến hành họp thảo luận riêng. Chủ tịch Ủy ban Giám sát Chứng khoán quốc gia Lưu Sĩ Dư phát biểu nói, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng và Tôn Chính Tài là những người có “quyền cao chức trọng trong đảng, nhưng tham ô và hủ bại, lại còn âm mưu soán đảng đoạt quyền.” Những vụ án này, khiến người nghe cũng phải kinh hãi. Tuy nhiên, phát ngôn này của ông Lưu Sĩ Dư lại không được đăng tải trên các kênh truyền thông của Đại Lục.

Ngày 18/10, sau khi ông Tập Cận Bình đọc xong bài báo cáo và trở về chỗ ngồi đã bắt tay thân mật và nói cười vui vẻ với ông Hồ Cẩm Đào. Người dẫn chương trình của Đài truyền hình Eastern Television (Đài Loan) nói trong một chương trình của đài rằng, ông Tập muốn nói lời “cảm ơn” đến ông Hồ Cẩm Đào, tức có ý là “cảm ơn ông đã giúp tôi”.

Người dẫn chương trình nhấn mạnh: “Chính là ông Hồ Cẩm Đào đã liên hợp với ông Tập Cận Bình để đối kháng với thế lực của ông Giang Trạch Dân, đối kháng với âm mưu soán đảng đoạt quyền.”

Người dẫn chương trình còn cho biết, âm mưu lớn nhất chính là vào tối ngày 19/3/2012, khi đó còn có 2 điểm đáng chú ý nữa là: ngày 15/3 ông Bạc Hy Lai bị công bố “ngã ngựa”, ngày 18/3 con trai ông Lệnh Kế Hoạch bị tai nạn xe.

Theo đó, khuya ngày 19/3, tiếng súng lớn vang lên ở thành phố Bắc Kinh, và xe tăng di chuyển trên đường phố. Chu Vĩnh Khang điều động cảnh sát vũ trang (vũ cảnh) mà mình nắm giữ đến tập kết ở Tân Hoa Môn, khi cảnh sát vũ trang đến Thiên An Môn và bao vây Trung Nam Hải thì gặp phải sự đối kháng với Quân đoàn 38. Quân đoàn 38 cho biết: “Chúng tôi nhận lệnh của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến bảo vệ lãnh đạo quốc gia.” Cảnh sát vũ trang trả lời: “Các ngươi ở bên ngoài đến, nếu các ngươi dám ở lại kinh thành Bắc Kinh, nhất là ở những nơi gần chúng tôi phòng thủ và duy trì an ninh, nếu dám có hành động nào đó, thì chúng tôi sẽ nổ súng”.

Người dẫn chương trình cho biết, sau đó hai bên đã thực sự đánh nhau, nổ súng một hồi, do thực lực của quân đội mạnh hơn thực lực của cảnh sát vũ trang nên Quân đoàn 38 đã trấn áp được cục diện.

Khi đó, trước chính biến vài ngày, Cục trưởng Cục công an Bắc Kinh Phó Chính Hoa đã lật kèo, tiết lộ trước âm mưu này cho ông Hồ Cẩm Đào. Sau đó ông Hồ Cẩm Đào mới điều động Quân đoàn 38 đến Trung Nam Hải, và cho thân tín của mình là Hứa Lâm Bình thay thế Vương Tây Hân chỉ huy Quân đoàn 38. Hứa Lâm Bình được ông Hồ Cẩm Đào phong hàm thiếu tướng vào tháng 7/2007, Hứa coi lệnh của ông Hồ Cẩm Đào là quân lệnh ắt phải phục tùng, do đó Hứa đã đợi sẵn ở khu cảnh vệ để chờ lệnh.

Về sau Hứa Lâm Bình được phong hàm trung tướng, lý do là ông đã có công phá vỡ âm mưu chính biến của Chu Vĩnh Khang và đồng bọn.

Người dẫn chương trình còn tiết lộ, được biết khi đó ông Hồ Cẩm Đào còn nhận một cuộc điện thoại từ ông Giang Trạch Dân. Ông Giang đảm bảo cho Chu Vĩnh Khang: “Chu Vĩnh Khang không có động cơ chính biến, không nên dễ dàng tin theo những lời vu khống của thế lực thù địch trong và ngoài Trung Quốc”, và ông Giang còn cảnh cáo ông Hồ: “Cần phải dừng ngay hành động thanh trừ Bạc Hy Lai và đồng đảng, nếu tiếp tục, thì đối với quốc gia, đối với chúng ta đều không có chỗ tốt”.

Thậm chí ông Giang còn nói, sự kiện tối nay Chu Vĩnh Khang đã biểu hiện rất kiềm chế, nắm được đại cục.

Lời của ông Giang Trạch Dân có ý cảnh cảo ông Hồ Cẩm Đào, ông có thể động đến ai cũng được, nhưng không thể nào động đến Chu Vĩnh Khang. Cũng chính vì thế, Chu Vĩnh Khang mới không bị xử lý ngay lập tức, chỉ bị khống chế, đến tháng 7/2014 mới tuyên bố bị điều tra.

Câu nói “soán đảng đoạt quyền” thu hút sự chú ý truyền thông ngoài Trung Quốc

Đối với âm mưu của tập đoàn Giang Trạch Dân trước đây được gọi là “kẻ dã tâm, kẻ âm mưu” thì nay được định tính lại thành “âm mưu soán đảng đoạt quyền”, cách nói này đã lập tức thu hút được sự chú ý cũng như phân tích của truyền thông bên ngoài Trung Quốc. Giới quan sát chú ý đến một số cựu quan chức cấp cao ĐCSTQ được ông Lưu Sĩ Dư điểm tên, trong đó có cựu bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài, dù đã bị khai trừ Đảng tịch, khai trừ công chức và bị giao cho cơ quan tư pháp nhưng đến nay ĐCSTQ vẫn chưa chính thức định tội.

(Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)

Đài phát thanh Đức (DW) dẫn lời bình luận nói, đây là lần đầu tiên quan chức của ĐCSTQ công khai dùng từ “soán đảng đoạt quyền” để hình dung quan chức “ngã ngựa”, đây là sự công khai thừa nhận theo kiểu khác rằng trong nội bộ đảng có cái gọi là “tập đoàn âm mưu”.

Thời báo New York Times cho biết, trong bài báo cáo dài của mình tại Đại hội 19, ông Tập Cận Bình đã có 55 lần nhắc đến từ “an ninh”, gấp đôi so với ông Hồ Cẩm Đào trong Đại hội của 10 năm trước.

Đài phát thanh VOA dẫn lời phân tích của chuyên gia về “chính sách Trung Quốc” David Kelly cho biết, vấn đề các phe phái và quan hệ cá nhân đều có thể tồn tại, nhưng ngoài đó ra, cách nói “soán đảng đoạt quyền” được đưa ra như thế này, cũng đã xác thực địa vị mới của ông Tập Cận Bình trong cơ chế an ninh quốc gia.

Học giả lịch sử Trung Quốc Hồng Chấn Khoái nói với Đài RFA, “sự thật rốt cuộc sẽ như thế nào, công chúng như chúng ta không biết rõ. Còn phải đợi sự xét xử nội bộ trong tương lai, sau khi sự thực lịch sử được tiết lộ thì mới có thể đưa ra kết luận.

12 ngày đầy nguy hiểm của ông Tập Cận Bình trước khi nắm quyền

Tạp chí Tranh Minh (Hồng Kông) số ra tháng 10 cũng có nói về sự kiện chính biến của tập đoàn ông Giang Trạch Dân.

Trước khi Đại hội 18 (năm 2012) khai mạc, ông Tập Cận Bình – người kế nhiệm tiếp theo của ĐCSTQ đã “mất tích” 12 ngày, sự kiện này bị nghi ngờ là do “kẻ dã tâm” Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu ngăn cản ông Tập kế nhiệm, họ bí mật đưa ra kế hoạch ám sát ông Tập.

Khi đó, khoảng 0:20 phút, Chủ nhiệm Văn phòng ông Hồ Cẩm Đào nhận được “điện thoại khẩn cấp” của một phó đội trưởng trong Đoàn Cảnh vệ Trung Nam Hải, yêu cầu báo cáo ngay lập tức cho thủ trưởng, vị chủ nhiệm văn phòng này lập tức sắp xếp Phòng cơ yếu thu thập thông tin báo cáo liên quan đến ông Tập Cận Bình có khả năng gặp nguy hiểm, cảm thấy sự việc vô cùng nghiêm trọng nên đã đánh thức ông Hồ Cẩm Đào dậy, sau khi ông Hồ Cẩm Đào nghe báo cáo, lập tức dùng điện thoại đặc biệt thông báo cho ông Tập Cận Bình, ngoại trừ nhận điện thoại từ chính ông Hồ Cẩm Đào, nếu không ông Tập không được ra ngoài, không được tiếp bất cứ ai đến thăm.

Ngoài ra, ông Hồ Cẩm Đào còn điều động trung đội đặc cảnh đến bảo vệ nơi ở của ông Tập Cận Bình, bảo vệ an toàn của ông Tập trên mọi phương diện. Tiếp sau đó Hội nghị quan trọng của Bộ Chính trị diễn ra và thảo luận về tình hình này. Sáng sớm ngày hôm sau lại tiếp tục mở một hội nghị Thường vụ Bộ Chính trị mở rộng, tham dự hội nghị đều là lãnh đạo cấp cao của đảng và quân đội tại Trung Nam Hải. Sau hội nghị mới thông báo tình hình đến các nguyên lão sắp nghỉ hưu.

Tại hội nghị này của Bộ Chính trị đã quyết định, đón ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường cùng người nhà của họ đến Trung Nam Hải, hủy bỏ mọi hoạt động đối nội đối ngoại của ông Tập Cận Bình trong thời gian sắp tới.

Bản tin còn nói, ông Hồ Cẩm Đào hoài nghi, bè phái Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu thường xuyên có hoạt động không bình thường tại một “nơi hội họp” ở ngoại thành Bắc Kinh, nghi là có liên quan tới sự kiện ám sát ông Tập nhưng lại thiếu chứng cứ có sức thuyết phục.

Cho đến sau khi ông Từ Tài Hậu “ngã ngựa” và trước lúc lâm chung đã khai báo một số sự kiện kinh người với tổ chuyên án, trong đó có kế hoạch ám sát ông Tập Cận Bình khi ông Tập đi khảo sát bên ngoài, gây chập điện nơi tiếp đãi ông Tập, và ám sát khi ông Tập thị sát quân đội; ngoài ra còn nói về dã tâm chính trị hoạt động của Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch và Quách Bá Hùng.

Được biết, ngày 1/9/2012, ông Tập Cận Bình khi đó nhậm chức Thường ủy Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy, Bí thư Ban Bí thư Trung ương, sau khi lộ diện đã mất tích liên tiếp 12 ngày, các hoạt động quan trọng bị hủy bỏ trong thời gian này như hội kiến với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã khiến cho giới quan sát đưa ra nhiều đồn đoán. Tuy nhiên ĐCSTQ từ chối trả lời về sự việc này một cách chính diện.

Trí Đạt

Theo trithucvn.net


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc