Home » Cổ truyền, Văn hóa » Câu chuyện phong thủy làng Nam Trì cùng lời nguyền ứng nghiệm

Nhà địa lý nổi danh Việt Nam được biết đến là cụ Tả Ao, người làng Tả Ao, phủ Đức Quang (thuộc Hà Tĩnh ngày nay). Nhưng ít người biết ông còn có một quê hương thứ hai – đó là xã Nam Trì huyện Thiên Thi phủ Khoái Châu trấn Sơn Nam (nay là làng Nam Trì xã Đặng Lễ huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên) nơi ông đã ở suốt 17 năm ròng, điều gì khiến thầy Tả Ao vốn hay nay đây mai đó lại có thể ở lại nơi đây suốt 17 năm?

Thầy Tả Ao đến Nam Trì

Thầy Tảo Ao đến Nam Trì vào một năm mưa to nước lớn, nước tràn về đổ cả cây đa lớn của làng. Ở phía nam của làng có mạch nước ngầm phun lên nguy cơ gây ngập khiến dân làng phải mang đá đến bịt mạch nước ngầm này.

Thầy Tả Ao dừng chân ở Nam Trì, thấy dân làng vất vả với thiên nhiên ông liền tìm hiểu nhằm giúp dân làng lập khu làng mới.

Đền thờ Tả Ao ở thôn Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. (Ảnh qua kienthuc.net.vn)

Đền thờ Tả Ao ở thôn Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. (Ảnh qua kienthuc.net.vn)

Nhận thấy có thế đất rất tốt ở ngã ba giữa sông Kim Ngưu (ở phía Đông), Nguyệt Đức (ở phía Bắc) và nhánh con của sông Nguyệt Đức (ở phía Tây), thầy Tả Ao liền chọn làm nơi lập làng mới, chọn hai gò đất phía tây nam của làng để dựng đền chùa mới. Sau đó thầy Tả Ao gộp khu làng mới và khu Đa Quán cũ thành một.

Sau này thầy Tả Ao làm câu đối tả về phong thủy làng Nam Trì, câu đối này được đặt trong đền Nam Trì:

Tây lộ khê lưu kim tại hậu

Đông giang thuỷ tụ mộc cư tiền

(nghĩa là phía tây làng có đường và dòng nước chảy, phía tây hành kim ở phía sau làng, phía đông có sông nước thủy tụ ở phía trước).

Chùa Nam Trì tọa lạc ở tây nam của làng, trên gò cao có thế đất long thủ (đầu rồng), hai mắt rồng chính là hai giếng nước của chùa và ao sau chùa. Khi dân làng khơi vị trí giếng chùa thì trúng ngay vào mạch nước phun lên. Tương truyền Thầy Tả Ao cũng nói rằng thế đất chùa này là độc long, độc nhãn (rồng một mắt), quả nhiên sau này ao sau của chùa cũng không còn nữa.

Sau khi làng mới dựng xong, Nam Trì có tam giang giao hội, thuỷ tụ khê lưu, chảy vòng chín khúc tức là 3 mặt hai dòng sông lớn (phía bắc và phía đông) và dòng sông nhỏ (phía tây), thế đất rất đẹp, vì thế mà cụ Tả Ao đã gắn bó với làng Nam Trì suốt 17 năm, xem đây như là quê hương thứ 2 của mình.

Mâu thuẫn giữa dòng họ cùng lời nguyền

Lúc này trong làng có 2 dòng họ lớn là họ Vũ và học Đinh. Họ Vũ có nhiều địa chủ, đồ Nho, chữ nghĩa, có thế lực, nhiều đời làm chức sắc trong làng; họ Đinh lép vế hơn.

Trong thời gian thầy Tả Ao ở làng Nam Trì đã chịu nhiều ơn đức của họ Đinh nên giúp dòng họ này tìm long mạch, đặt mộ.

Sau đó họ Đinh ngày càng phất lên, hậu duệ là Đinh Tú đỗ tiến sĩ, đây là lần đầu tiên làng Nam Trì đã có người đỗ khoa bảng,  tên tuổi được ghi ở Văn Miếu Quốc Tử giám (Hà Nội) và Văn miếu Xích Đằng (Hưng Yên)

Sau này họ Đinh còn có Quận công Đinh Công Tả có công lớn với vua Lê chúa Trịnh. Lúc mất được vua Lê Hy Tông và chúa Trịnh Căn tới viếng và ban thụy hiệu là Vũ Dũng, sai Bộ Lễ về nguyên quán là làng Nam Trì hộ tang, tổ chức lễ tang với nghi thức của bậc đế vương.

Con cháu Đinh Văn Tả đều là tướng giỏi của Triều đình, và được truyền tước Quận Công 18 đời mãi dến khi nhà Lê mất.

Khi họ Đinh phấ lên thì họ Vũ lại có phần lép vế, rồi hai dòng họ này phát sinh mâu thuẫn. Khi Đinh Văn Tả vinh quy bái tổ đã không được rước đón đông đúc như ở các làng khác.

Theo thông lệ thì lễ tiếp đón phải tổ chức ngay từ đầu làng, nhưng Đinh Văn Tả vào đến chợ rồi mới được tiếp đón. Cho rằng dân làng trọng văn khinh võ nên ông đã đóng đinh giữa nền Đình lập lời nguyền: Từ nay Nam Trì sẽ không còn ai đỗ đạt cao được nữa.

Lời thề ấy rất ứng nghiệm, từ đó làng Nam Trì không còn ai đỗ cao nữa, trong khi đó các làng bên thì vẫn có người đỗ đại khoa. Cả huyện Thiên Thi (sau đổi tên là Ân Thi) có 35 người đỗ đại khoa, thế nhưng làng Nam Trì chỉ có mỗi Đinh Tú đỗ tiến sĩ.

Dù không có thêm người đỗ đại khoa nhưng con cháu họ đinh đều làm võ tướng

Sau khi thầy Tả Ao giúp lập làng Nam Trì thì còn giúp các làng bên như Thổ Hoàng và Hới (tức làng Hải Triều) phát về đường khoa bảng và giàu có. Sau này quả nhiên 2 làng này có nhiều người đỗ cao và giàu có, trong dân gian có ngạn ngữ nhất Thi nhì Hới.

Làng Thổ Hoàng là quê gốc của Thái phó Hồng Quốc Công Hoàng Nghĩa Kiều, một danh tướng Thời Hậu Lê. Ngôi làng này cũng nổi lên dòng họ Lê Qúy, điển hình là Lê Qúy Đôn.

Sau nhiều thế kỷ, đến nay họ Vũ và họ Đinh trong làng đã không còn mâu thuẫn, trai gái hai họ này đã có thể kết hôn với nhau, hy vọng lời nguyền xưa kia sẽ được hóa giải. 

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc