Home » Blog Trí Thức, Tiêu Điểm » Miền Tây bước vào đợt hạn mặn lịch sử do Trung Quốc chặn dòng Mekong

Trồng lúa nhưng gặt… rơm là điều vựa lúa cả nước sẽ không chỉ phải đối mặt không chỉ năm trước và năm nay. Trong 10-30 năm nữa, quốc gia sẽ đói gạo theo nghĩa đen, và cả những hậu quả lớn hơn nối nhau hiện ra.

han-man

Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với tình hình xâm nhập hạn, mặn lịch sử. (Ảnh: Đại đoàn kết)

Đừng chỉ coi Trung Quốc là chủ mưu phá hoại đồng bằng bằng chiến thuật liên hoàn đập thuỷ điện trên Mekong. Sai lầm duy ý chí của hệ thống chính trị và sự vô ý thức của người Việt cũng góp phần vào việc “đói hoá” đất nước. Và đừng chỉ nhìn đỉnh hạn mặn lớn nhất trăm năm vào 2019 hay đỉnh hạn mặn mới 2020 của đồng bằng miền Tây mà lo lắng.

Có 6 nguyên nhân lớn khiến quốc gia lâm nguy về lương thực trong tương lai gần.

-Thiếu nước rửa mặn và nước sinh hoạt như đã nói ở trên, do Trung Quốc chặn dòng Mekong.

-Hậu quả của việc đắp đê bao miền Tây nhiều năm và làm lúa ba vụ như đồng bằng sông Hồng kiểu thâm canh khiến chất lượng đất đai đại giảm sau nhiều năm, phụ thuộc nặng vào thuốc bảo vệ thực vậy và phân bón hoá học.

-Tình trạng ô nhiễm môi trường từ việc phát triển công nghiệp, rác thải sinh hoạt và các hậu quả ô nhiễm môi trường vô cùng khó khắc phục. Nó ảnh hưởng không chỉ cây lúa mà đối với tất cả các cây trồng, vật nuôi khác cũng như với chính con người và thiên nhiên.

-Các hậu quả lâu dài của việc hạn chế quyền tư hữu đất đai của nông dân khiến sản xuất trở nên nhỏ lẻ, không tập trung và không hiệu quả.

-Áp lực của tăng dân số và các vấn đề an sinh xã hội tăng nhanh nhưng hạ tầng cơ sở lại yếu kém nhiều mặt so với các vùng khác của cả nước.
-Nước biển dâng nhanh và các hậu quả khác của biến đổi khí hậu với áp lực ngày càng lớn, trong khi cốt nền của đồng bằng sông Cửu Long hiện nay chỉ cao hơn 0,8 so với mặt nước biển.

Trong 6 nguyên nhân nói trên, chỉ có nguyên nhân cuối cùng thuộc về thiên tai. Cả 5 nguyên nhân đầu tiên đều thuộc loại nhân hoạ, mà ở đó các sai lầm chiến lược về chính sách thể hiện rõ. Rất đơn giản, tất cả nguy cơ đều đã được cảnh báo song các chính sách lớn luôn đi theo hướng khắc phục thay vì phòng chống và bứt phá.

Và trong chừng mực nào đó, bên cạnh những cá nhân thực sự muốn bứt phá khỏi cách làm cũ thì tâm lý “trời kêu ai nấy dạ” hằn sâu trong tâm thức người Việt nói chung và cư dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng; cũng làm cho các nguy cơ nói trên hiện ra nhanh hơn.

Đất nước bây giờ cần nhìn thẳng vào thực trạng và đưa ra giải pháp chứ không phải những bản báo cáo “lấy được”, những tuyên bố chính trị lạc quan trái thực tế hay sự đe doạ nhân danh an ninh quốc gia.

Nghĩ thử xem khi có ai đó muốn trồng rừng hay dọn rác, thay vì được ủng hộ chung tay thì họ lại bị hệ thống “hành là chính” làm lỡ việc, bị giám sát hay thậm chí đe doạ; thì còn ai hào hứng muốn làm hay không.

Đi hết đất nước mới thấy kết cấu cơ bản của quốc gia về mặt hạ tầng giao thông đã “lệch trục” đầy mâu thuẫn. Nơi là vựa lúa (miền Tây), là trung tâm kinh tế (miền Đông) lại không được ưu ái phát triển. Trong khi cứ càng gần quốc gia có đường biên giới với Quảng Ninh bao nhiêu thì đường cao tốc, đại lộ càng thênh thang bấy nhiêu.

Không cần chờ đến Tết để lấy cảnh kẹt xe làm ví dụ. Những chuyến xe chở hàng từ miền Tây lên miền Đông rồi đi cả nước vô cùng ì ạch. Trong khi những con lộ thênh thang nối từ biên giới phía Bắc xuống đồng bằng sông Hồng lại rộng thoáng đến mức xe cộ vắng vẻ, nhà cửa thưa thớt và trâu bò… tung tăng.

Mọi thứ đều có liên quan đến nhau và chỉ trộm nghĩ rằng không thể bỏ rơi miền Tây. Vì nếu hôm nay người dân miền Tây khóc tại nơi xưa kia là bờ xôi, ruộng mật; thì một ngày nào đó không xa như dự đoán của tôi, người dân cả nước sẽ khóc theo.

Chỉ có đám tư bản đỏ và lũ gian thương nhiều năm nay và vẫn đang hút kiệt sinh khí miền Tây nói riêng và sinh khí quốc gia nói chung là không khóc.

Vì chúng có “thẻ xanh”…

Theo Facebook Mai Quốc Ấn

 


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc