Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Luật pháp thất thường của Singapore được dùng để nhắm vào một người tập thiền
Học viên Pháp Luân Công phải đối mặt với việc bị phạt và đánh roi chỉ vì ngồi cạnh một áp-phích ở công viên.

Một người đàn ông Singapore ngoài 70 tuổi tên là Chua Eng Chwee đã bị bắt tuần trước theo một luật mới được làm ra ở Singapore để chuẩn bị cho các cuộc họp của APEC sắp tới. (Sun Mingguo/The Epoch Times)

Ông Chua Eng Chwee, 71 tuổi, đã ngồi thiền tại đường hầm Esplanade ở trung tâm Singapore hàng ngày 10 năm qua — kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp các học viên của tín ngưỡng Pháp Luân Công.

“Chúng tôi đến Esplanade bất kể gió mưa, và chúng tôi đi ra đường phố và nói với các công dân Singapore, khách du lịch Trung Quốc, và du khách từ các nước khác, về cuộc đàn áp đối với học viên Pháp Luân Công, và cách cuộc đàn áp đã kéo dài 10 năm qua như thế nào,” ông Chua nói trong một tuyên bố được đọc to tại phiên xét xử ông ở một Tòa Sơ thẩm Singapore tuần trước.

Trong việc có lẽ là một sự áp dụng sai luật một cách trắng trợn, một thẩm phán Singapore đã tuyên bố ông Chua phạm tội 4 lần phá hoại và một tội không rời khỏi Esplanade khi cảnh sát ra lệnh.

Trong lập luận cuối phiên, công tố viên đã đề nghị tòa phạt 2.000 đô-la Singapore (USD1.532) và đánh roi cho mỗi lần phá hoại, và phạt 20.000 đô-la Singapore vì tội không rời đi.  Việc kết án theo kế hoạch sẽ diễn ra vào ngày 24 tháng 11.

Phản đối việc bức hại

Gầy và cơ bắp, và với một làn da khỏe mạnh, ông Chua ăn mặc nghiêm chỉnh đi đến Esplanade mỗi ngày, mặc một chiếc áo phông màu vàng của Pháp Luân Công.  Ông nói với tòa rằng việc ông làm không phải là vì chính ông, mà là để tốt cho nhân dân thế giới, và là để tốt cho Singapore.

Sáu tấm áp phích nhỏ mà ông dùng chứa những thông tin về việc tra tấn và bất công mà những người tin theo Pháp Luân Công phải chịu đựng ở Trung Quốc.  Ông ghim các tấm áp phích lại với nhau để chúng chắc chắn hơn, và dựng chúng lên tường mỗi ngày để trưng bày.  Sau đó ông ngồi trên mặt đất, trên một tấm vải màu vàng, để thiền định ở bên cạnh.  Đôi khi ông nói chuyện với những người đi qua.

Pháp Luân Công là một môn tập tự cải thiện bản thân giảng dạy Chân, Thiện và Nhẫn như một cách sống.

Môn tập này, bao gồm các bài tập nhẹ nhàng, chậm rãi và ngồi thiền, đã phổ biến nhanh chóng ở Trung Quốc.  Những người theo tập nói rằng điều này là do các lợi ích sức khỏe rất thuyết phục của Pháp Luân Công, và do môn tập có nguồn gốc sâu sắc trong văn hóa Trung Quốc truyền thống.

Theo các quan chức Trung Quốc nói hồi đầu năm 1999, có khoảng 70 đến 100 triệu người đang theo tập Pháp Luân Công vào thời đó.  Chính quyền Trung Quốc đã cấm môn tập này vào tháng 7 năm 1999 và kể từ đó chính sách của chế độ là “nhổ tận gốc” môn tập.

Một báo cáo năm 2010 của tổ chức Ân xá Quốc tế nói: “Chiến dịch 10 năm nghiêm trọng và có hệ thống chống Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn. … Các cựu tù cải tạo lao động cho biết rằng Pháp Luân Công là một trong những nhóm tù nhân lớn nhất. … Chiến dịch chống Pháp Luân Công của chính quyền đã tăng cường, với việc bắt giam, xét xử bất công dẫn tới các bản án dài hạn, mất tích và chết trong tù sau khi bị tra tấn và ngược đãi tràn lan.”

Ảnh hưởng của ĐCSTQ

Những hành động mà vì thế ông Chua bị bắt hầu như không bất thường hay gây tranh cãi – ở bên ngoài Singapore.  Trong các nỗ lực nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp ở Trung Quốc, người ta có thể thấy những người theo tập Pháp Luân Công hàng ngày ở các thành phố trên khắp thế giới trưng bày các tấm áp phích thông tin trong khi ngồi thiền một cách bình lặng.

Các học viên Singapore tin rằng các cáo buộc đối với ông Chua là kết quả của sự ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với Singapore.

Trước khi cuộc đàn áp diễn ra, các học viên Singapore, hoạt động dưới Pháp Luân Phật học hội được đăng ký một cách hợp pháp, tập các bài tập của Pháp Luân Công ở nơi công cộng và cung cấp thông tin về môn tập này mà không bị sách nhiễu gì cả.  Chỉ sau khi cuộc đàn áp bắt đầu ở Trung Quốc các học viên mới bị cảnh sát theo dõi và giám sát, và tất cả các đơn xin phép mà trước kia đã được chấp thuận thì nay bị từ chối.

Mọi người đọc các tấm áp phích nói chi tiết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Các tấm áp phích được trưng bày ở đoạn đường đi bộ ở dưới cây cầu Esplanade Bridge, tại công viên Esplanade, Singapore. (Sun Mingguo/The Epoch Times)

Chính quyền đã tuyên bố rõ ràng rằng nếu ông Chua xin cấp phép [cho việc mình làm] ở đoạn đường ngầm Esplanade, ông sẽ không được cấp phép.

Đoạn đường ngầm là một địa điểm được lựa chọn bởi vì nó là cửa ngõ dẫn từ ga tàu điện ngầm ở gần đó đến các địa điểm du lịch nổi tiếng, như nơi dạo chơi bên bờ biển.

Mặc dù ông không phải là học viên duy nhất đi đến Esplanade, ông Chua là người đứng chủ chốt ở đó.

Với việc ông từ lâu đã có mặt ở đó, thật ngạc nhiên là khi chỉ trong vòng có một tuần vào tháng 10 năm 2009, ông lại bị cảnh sát buộc tội 5 lần.  Ông là một trong 7 học viên bị buộc tội trong tuần đó.

Những hành động vội vàng bất ngờ của cảnh sát trùng khớp với hội nghị thượng đỉnh APEC được tổ chức ở Singapore năm ngoái, bao gồm người lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và một phái đoàn lớn của Trung Quốc.

Những cáo buộc này phù hợp với một hình mẫu.  Vào các năm 2000, 2004 và 2006, các học viên ở Singapore cũng đã bất ngờ bị bắt trùng với các chuyến thăm của các quan chức Trung Quốc.

Bà Ng Chye Huay, một người khác trong số 7 học viên, cũng bị xét xử từ ngày 22 đến 26 tháng 11 sắp tới.  Bà bị buộc tội quấy rối vì trưng bày một biểu ngữ ở trước Đại sứ quán Trung Quốc kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Năm người còn lại, tất cả đều là công dân Trung Quốc, sẽ phải ra tòa vào ngày 1 tháng 12.  Những học viên này có thêm một mối lo nữa sau khi họ bị tịch thu hộ chiếu, điều này đặt họ vào nguy cơ bị trục xuất và có thể bị tra tấn khi trở về Trung Quốc.  Với việc Singapore không có chính sách về người tị nạn, tất cả họ đang xin các nước khác giúp đỡ.

Việc thực thi pháp luật thất thường

Singapore, một cựu thuộc địa của Anh, được độc lập năm 1965.  Nước này về mặt chính thức là một nền dân chủ đại diện [cho nhân dân] thực hiện bầu cử, nhưng trên thực tế Singapore là do một đảng duy nhất thống trị, Đảng Hành động của Nhân dân (PAP), trong hơn 40 năm qua.

Hệ thống pháp luật của Singapore bắt nguồn từ luật phổ thông của Anh, nhưng các đặc điểm địa phương ở nước này bao gồm trừng phạt bằng cách đánh roi, và án tử hình bắt buộc.

“Khung luật pháp của Singapore tiếp tục khiến tồn tại mãi mãi một nhà nước độc tài bị kiểm soát chặt bởi Đảng Hành động của Nhân dân cầm quyền,” Bản báo cáo Toàn cầu năm 2009 của tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói.

Luật chống phá hoại mà ông Chua bị khép vào nói rằng bất cứ ai trưng bày một ‘thông điệp liên quan đến động cơ’, dù là trên tài sản công hay tư, nếu không có giấy phép của chính phủ cấp, có thể bị buộc tội.

Ông Chia Ti Lik, luật sư của ông Chua nói luật chống phá hoại rõ ràng là được nhằm để bóp nghẹt sự bất đồng chính kiến và tự do ngôn luận.

“Các cơ quan công quyền có thể cho phép phá hoại nếu họ muốn, và loại trừ tất cả những người khác và không cho phép, và biến thành tội phạm những hành động tự do biểu đạt khác,” ông nói.

Ông Chia nói rằng các học viên Pháp Luân Công chịu đựng mũi dùi của rất ít vụ truy tố theo luật chống phá hoại, trong đó không có thiệt hại trên thực tế nào đối với tài sản công cộng đã được gây ra.

Terri Marsh, một luật sư thuộc Tổ chức Luật Nhân quyền có trụ sở tại Washington, nói “luật này rõ ràng là không công bằng, và nó đang được dùng hoặc áp dụng một cách thất thường, theo một cách mà tước đi các quyền và tự do căn bản của con người.”

Bà Marsh có kế hoạch trình các bức thư tới Hội Luật Singapore, cũng như tới Liên Hợp Quốc, đề nghị điều tra việc kết án sai trái đối với ông Chua.

Luật sư của ông sẽ trình bản kháng án vào ngày 19 tháng 11.  Nếu việc kháng án được chấp nhận thì hồ sơ kháng án sẽ được chuyển lên Tòa án Tối cao.

Trong thời gian đó, ông Chua vẫn tiếp tục đi đến đường hầm Esplanade với các tấm áp phích của mình để ngồi thiền.

Theo The Epoch Times

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc