Home » Thế giới » Vì sao Trung Quốc đổ tiền vào châu Âu?

Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đang công du châu Âu, mang theo những ủng hộ chính trị, tiền mặt và đầu tư vào thời điểm châu Âu gặp nhiều khó khăn. Hãy cùng đi tìm sợi dây liên quan giữa các sự kiện ấy.

Khi chuyến thăm của ông Lý chứng kiến việc ký kết chính thức 16 thoả thuận kinh doanh với Tây Ban Nha trị giá 7,5 tỉ USD, hầu hết trong công nghiệp tư nhân, ông bóng gió rằng, Trung Quốc cũng đang tìm kiếm những mối quan hệ thương mại tốt hơn với các đối tác kinh doanh châu Âu.


Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Tây Ban Nha Jose LuisRodriguez Zapatero trong buổi ký kết các thỏa thuận thương mại giữahai nước ở Madrid.Ảnh: Reuters

Chúng tôi hy vọng rằng, EU sẽ nới lỏng những hạn chế với hàng xuất khẩu công nghệ cao tới Trung Quốc… và phát triển quan hệ thương mại cân bằng, ổn định”,ông Lý viết trong một bài bình luận tiêu đề “Trung Quốc sẽ cởi mở hơn với thế giới”,được xuất bản hôm qua trên nhật báo Đức Sueddeutsche Zeitung.

Theo giới phân tích, thông điệp này là rất rõ ràng. Với dự trữ ngoại hối 2,7 nghìn tỉ USD, Trung Quốc đang chìa cánh tay sức mạnh tài chính để cứu châu Âu trong cơn vật lộn thời hậu suy thoái, nhằm đổi lấy công nghệ và mở cửa biên giới.

“Trung Quốc đã trở thành người cứu hoả của thế giới nhìn về khía cạnh tài chính. Họ vận dụng cách này ở khắp nơi, và công nghệ cao là với châu Âu cũng như hàng hoá với châu Phi”,José Ignacio Torreblanca, nhà nghiên cứu cấp cao của Hội đồng đối ngoại châu Âu nói. “Và châu Âu không còn chọn lựa nào khác ngoài việc chấp nhận”.

Thiện ý của Trung Quốc sẽ có liên quan tới những nhượng bộ chính trị, mặc dù điều này không thể hiện rõ ràng.

Phát biểu với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Madrid, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, Trung Quốc sẽ “ở bên cạnh Tây Ban Nha lúc vui cũng như khi buồn”, rằng họ sẽ tiếp tục mua trái phiếu (phụ thuộc vào tình hình thị trường) và muốn quan hệ kinh tế sâu hơn với Tây Ban Nha.

Với Đức, Trung Quốc muốn sự cởi mở hơn trong trao đổi giữa các công ty và trao đổi công nghệ. Còn tổng thể với châu Âu, ông Lý mong chờ một kỷ nguyên mới trong quan hệ, và hơn cả là cải thiện quan hệ kinh tế.

“Có thể hiểu rằng, Trung Quốc liên kết sự ủng hộ của họ với tiến trình quan hệ gần gũi hơn với EU, dỡ bỏ các hạn chế, cải tổ tiềm năng trao đổi công nghệ cao. Đây vẫn là một vấn đề với Trung Quốc và có dự đoán rằng, tiến trình ấy có thể được thực hiện như một kiểu có đi có lại”, Vanessa Rossi, nhà nghiên cứu lâu năm về kinh tế quốc tế và chuyên gia nghiên cứu vấn đề mở rộng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc tại Chatham House có trụ sở ở London, cho biết.

Có một số quan ngại về những đề nghị mới nhất từ Trung Quốc, khi nhiều quốc gia châu Âu vẫn tỏ ra chưa thực sự tin tưởng. Nhà ngoại giao hàng đầu của EU, Catherine Ashton, đã nỗ lực bắc cầu qua những khác biệt. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách, đặc biệt là liên quan tới lệnh cấm bán vũ khí sang Trung Quốc mà Tây Ban Nha và Pháp đang vận động nới lỏng.

Cho tới thời điểm hiện tại, Washington vẫn phản đối mạnh mẽ việc nới lỏng cấm vận vũ khí, và luôn lo lắng bởi vấn đề chuyển giao công nghệ.

Tuy nhiên, với Trung Quốc, thời cơ lý tưởng đang tới. Các quốc gia châu Âu đang vật lộn vì đồng euro rớt giá, với những thị trường chao đảo và tình trạng thiếu tiền mặt trầm trọng trong hình thái đầu tư trực tiếp nước ngoài. Không ngạc nhiên gì khi Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha nỗ lực tìm kiếm quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh trong cơn khủng hoảng kinh tế, và đầu tư Trung Quốc vào những quốc gia này đã tăng vọt.

Có nhiều nhà phân tích tranh luận trái ngược về sự hiện diện sâu rộng của Trung Quốc tại châu Âu. Người thì hoài nghi, người thì tỏ ý vui mừng.

Không chú tâm tới tranh cãi, những nước như Tây Ban Nha đã vui vẻ phản ứng với các đề xuất của Trung Quốc, đặc biệt khi nó gắn liền với hàng tỉ USD tiền mặt. Ngoài bốn thoả thuận song phương chính trị và kinh tế, các hợp đồng đã được ký kết trong lĩnh vực tài chính, năng lượng, cơ sở hạ tầng, du lịch, dịch vụ và thực phẩm.
Phần lớn tiền đầu tư năm ở thoả thuận trị giá 7,1 tỉ USD giữa tập đoàn năng lượng Sinopec của Trung Quốc và Repsol của Tây Ban Nha với 40% cổ phần trong các hoạt đôngnj sản xuất dầu Brazil.

Ông Lý cũng tán thành kế hoạch của Tây Ban Nha nhằm thu hút 300.000 du khách Trung Quốc mỗi năm vào năm 2012 và 1 triệu du khách vào 2020 – tăng từ con số 100.000 người/năm. Một công ty Tây Ban Nha sẽ lắp đặt hệ thống kiểm soát không lưu ở hai khu vực của Trung Quốc và một tập đoàn khác sẽ bán máy phát điện. Ngược lại, phía Trung Quốc cũng có thoả thuận mua sản phẩm nồi hơi, rượu và dầu oliu…

Tại Tây Ban Nha, đất nước có tỉ lệ thất nghiệp 20%, việc Trung Quốc tăng cường mua trái phiếu và ký các thoả thuận hàng tỉ USD sẽ mang lại nhiều việc làm.

Theo vietnamnet


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc