Home » Cổ truyền, Văn hóa » Gương người xưa: Lời khuyên của vị lão sư

Lời khuyên của vị lão sư. (Ảnh: Tales Of Wisdom)

Cách đây lâu lắm rồi, có một vị lão sư mang người đệ tử trẻ tuổi của mình xuống núi để truyền giảng một số điều cho anh ta giữa những dân làng. Trên đường đi, họ gặp một bà lão gần như sắp chết đói. Vị lão sư lấy ra một ít thức ăn khô và bạc trắng trong túi và đưa cho bà lão mặc dù người đệ tử không sẵn lòng rời bỏ những thứ đó. Vị lão sư cố gắng giúp đệ tử của mình ngộ ra và nói: “Sinh, tử và đức hạnh chỉ là những thứ trong quan niệm của chúng ta. Chút thức ăn và bạc trắng này là để chúng ta sở hữu tạm thời. Tuy vậy, chúng có thể cứu mạng sống của bà lão này.”

Người đệ tử dường như hiểu được một chút lời dạy của sư phụ và kính cẩn trả lời: “Con xin ghi nhớ lời dạy của sư phụ. Một ngày kia khi con xây được một ngôi chùa lớn, con sẽ giúp đỡ những người gặp khó khăn.” Nghe những lời này, vị lão sư chỉ lắc đầu.

Vài năm sau, khi vị lão sư sắp qua đời, ông đưa một cuốn sách cho người đệ tử, nhưng ông qua đời trước khi nói hết những lời trăn trối cuối cùng.

Người đệ tử trẻ rất có năng lực và tiếp tục công việc xây chùa. Anh ta nghĩ rằng sau khi ngôi chùa được hoàn thành, anh ta sẽ làm theo những lời chỉ dẫn của sư phụ và cứu giúp nhiều người nghèo hơn nữa. Sau khi ngôi chùa được xây xong, trông nó rất đẹp. Anh ta lại nghĩ: “Có lẽ mình nên đợi đến khi ngôi chùa trở nên to đẹp hơn rồi mình mới đi giúp đỡ những người nghèo khổ”.

Thời gian thấm thoát trôi, mấy chục năm trời cũng đã đi qua, trong quãng thời gian đó công trình của anh ta dần dần biến thành một ngôi chùa nguy nga tráng lệ. Tuy vậy, người đệ tử đã quá bận rộn với việc xây dựng ngôi chùa trong suốt thời gian đó, anh ta không bao giờ thực sự đi đâu để làm điều tốt nào cả.

Nhiều năm nữa lại trôi qua và lúc đó đến lượt người đệ tử ngày nào nằm hấp hối. Chỉ đến lúc này người đệ tử mới nhớ tới cuốn sách mà vị lão sư đã đưa cho mình. Ông chầm chậm mở cuốn sách ra và bắt gặp dòng chữ mà vị lão sư viết lên trang đầu: “Cứu một mạng người còn tốt hơn mười năm tụng kinh”.

Vị lão sư đã không kịp nói những lời đáng quý ấy với người đệ tử trước khi qua đời. Người đệ tử nay đã già lặng lẽ cúi đầu hổ thẹn, suy nghĩ về quãng thời gian đã qua, mà ông gọi là cuộc đời, và nhớ lại không chỉ những lời dạy của vị lão sư ngày trước, mà cả lời đáp mà ông đã nói với sư phụ của mình: “Con xin ghi nhớ lời dạy của sư phụ”. Trong khoảnh khắc ấy, ông thấy lòng mình trống rỗng, với một trái tim trĩu nặng, ông chợt nhận ra thời gian trong cuộc đời đã không ủng hộ ông sửa chữa những thiếu sót trong suốt cuộc đời mình.

Thực ra, chúng ta không cần phải chờ đến lúc có đủ phương tiện hay khả năng rồi mới giúp đỡ người khác. Chúng ta nên luôn ghi nhớ rằng giúp người khác một tay với một tấm lòng tốt và chân thành còn quan trọng hơn rất nhiều. Một tấm lòng luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác là bản tính tự nhiên và nguyên thủy của mỗi con người. Khi một người chờ đến khi có đủ nguồn lực hay khả năng để làm điều gì đó, hy vọng rằng người đó sẽ sớm nhận ra rằng chúng ta chỉ đang lấy cớ để biện hộ cho tính ích kỷ này của mình và chỉ là đang cố gắng che đậy sự ngần ngại bước ra mà thôi.

Michael Anderson
(Theo Tales Of Wisdom


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc