Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Liên bang Nga với sách lược đối ngoại ’ốp ba’

Không còn nghi ngờ gì nữa, Liên bang Nga đang trở lại với chính mình – một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. Và, đến đây dư luận đã không còn phải thắc mắc là tại sao Liên Xô đã sụp đổ rồi mà Hoa Kỳ cứ tìm cách đưa khối NATO tiến sang hướng Đông, xây dựng lá chắn tên lửa… bất chấp sự phản đối của Nga.

Nếu như trong bối cảnh thế giới trước đây chỉ chia làm 2 cực, Liên Xô phải thực hiện trách nhiệm của một quốc gia “đứng mũi chịu sào”, cho nên chính sách đối ngoại chỉ tồn tại “bạn hoặc thù” thì ngày nay, Nga, trong bối cảnh thế giới mới, khi chứng kiến sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng sách lược “bất kể mèo trắng hay mèo đen, miễn là bắt được chuột”, Nga cũng thực hiện một đường lối đối ngoại chỉ vì lợi ích tối thượng quốc gia mà không phải vì “khối XHCN” như Liên Xô nữa.

Nga đã, đang thực hiện sách lược đối ngoại “ОБА” tức “chơi cả hai”.

Với Bắc Hàn và Nam Hàn, Nga “ốp ba”; với Trung Quốc và Ấn Độ, Nga “ốp ba”; với Trung Quốc và Nhật Bản, với Trung Quốc và Việt Nam…Nga đều “ốp ba”. Như vậy có thể nhận thấy ở khu vực châu Á-TBD, sức nặng và dấu ấn của Nga đang chứng tỏ là một thành tố không thể phủ nhận.

Dựa vào trình độ công nghệ sản xuất vũ khí, Nga bán vũ khí cho những ai quan tâm mà không có ranh giới bạn thù. Tất cả các nước ở khu vực châu Á-TBD đang nóng lên vì tranh chấp biển đảo đều có thể mua, tuy nhiên, mục đích mà vũ khí Nga đến với đối tác chiến lược thì khác nhau.

Chẳng hạn, Nga bán vũ khí cho Ấn Độ và thậm chí cùng hợp tác sản xuất vì muốn Ấn Độ kiềm chế Trung Quốc, trong khi Nga bán vũ khí cho Việt Nam không phải để kiềm chế Trung Quốc mà để bảo vệ lợi ích quốc gia Nga…ít nhất là các giếng dầu liên doanh với Việt Nam của Nga được an toàn bởi Hải quân Việt Nam.

Tên lửa diệt hạm kh-35 lợi hại như nào ai cũng biết, nhưng có một đặc điểm là nó cho phép cải tiến, như có thể sử dụng nhiên liệu có hiệu năng cháy tốt hơn sẽ làm tăng tầm bắn của tên lửa thì chỉ Nga và Việt Nam biết khi hợp tác sản xuất.
Tên lửa diệt hạm kh-35 lợi hại như nào ai cũng biết, nhưng có một đặc điểm là nó cho phép cải tiến, như có thể sử dụng nhiên liệu có hiệu năng cháy tốt hơn sẽ làm tăng tầm bắn của tên lửa thì chỉ Nga và Việt Nam biết khi hợp tác sản xuất.

Một loạt các đối tác ở Trung Đông mà Nga quan tâm, thân thiết bị Mỹ và đồng minh lật đổ là một bài học kinh nghiệm cho Nga khi đặt niềm tin vào một chế độ có nền chính trị bất ổn, dễ bị tổn thương bởi sự tác động của các thế lực bên ngoài.

Nhưng đã là cường quốc thì sức mạnh phải được thể hiện trên biển, phải đủ sức bảo vệ con đường hàng hải của mình, bảo vệ lợi ích kinh tế của quốc gia trên bất cứ vùng biển nào. Nga không đi ngoài hướng đó và Việt Nam là sự lựa chọn đầu tiên mang tính truyền thống, đặc biệt tin cậy lẫn nhau, không mâu thuẫn về quyền lợi.

Nếu như sự trở lại châu Á-TBD của Mỹ (hoàn toàn hợp ý đồ của Nga) là rầm rộ, công khai…và nếu như Tư lệnh Hải quân Ấn Độ từng tuyên bố sẽ sử dụng lực lượng hải quân bảo vệ lợi ích quốc gia ở Biển Đông thì của Nga lại rất khác.

Nga đã có mặt ở Biển Đông từ thập niên 80 và cho đến nay luôn thực sự là một cái gai của Trung Quốc. Nga đến Biển Đông bằng các tập đoàn liên doanh dầu khí với Việt Nam và người ta thấy Việt Nam có nhiều vũ khí phòng thủ biển hiện đại nhất của Nga.

Dư luận thế giới không khỏi bất ngờ và một hạm đội tàu ngầm của Hải quân Việt Nam sẽ mau chóng thành hiện thực như vậy. Với sự ưu tiên của Nga, thay vì năm 2014, Việt Nam sẽ nhận 2 tàu ngầm năm nay và có thể nhận đủ 6 chiếc vào năm 2015, trước thời hạn một năm.

Điều đã rõ, giữa Nga và Việt Nam có một mối quan hệ rất đặc biệt mà không tồn tại trong quan hệ “ốp ba”.

Cam Ranh với sách lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Việt-Nga - Cảng Cam Ranh nhìn từ vệ tinh
Cam Ranh với sách lược “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Việt – Nga. Cảng Cam Ranh nhìn từ vệ tinh

Dư luận cho rằng, ai làm chủ được Biển Đông là làm chủ khu vực, nhưng ai làm chủ được Hoàng Sa, Trường Sa thì khống chế được Biển Đông, xem ra chưa chắc chắn lắm. Bởi lẽ, chỉ ai làm chủ được Cam Ranh thì khống chế được Biển Đông mới là điều chắc chắn.

Hầu như toàn bộ eo biển Malaca, eo biển Philipines, các đường hàng hải quan trọng trên Biển Đông đều trong tầm ngắm của các lực lượng đồn trú tại Cam Ranh. Nếu trinh sát điện tử thì biển Philippines, Hoa Đông, thậm chí, tới tận khu vực vịnh Péc Xích hay vùng Bắc Ấn Độ Dương cũng đều trong tầm quan sát.

Việt Nam, qua lời tuyên bố của thượng tướng thứ trưởng BQP Nguyễn Chí Vịnh chính sách 3 không, bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia là đã quá rõ ràng.

Tuyên bố của Việt Nam thể hiện sự yêu chuộng hòa bình cao độ, muốn là bạn với tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, đằng sau tuyên bố đó luôn chứa đựng một điều kiện ẩn là: Nếu như độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam được tôn trọng.

Từ tư tưởng, nguyên tắc đó Việt Nam đã vận dụng để sử dụng thế địa lý căn cứ Cam Ranh rất uyển chuyển, mưu lược, theo một phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” không chê vào đâu được.

Chính phủ tuyên bố Cảng Cam Ranh được chia ra 3 khu vực: quân sự, dân sự và cảng dịch vụ. Cảng dịch vụ cho phép bất kỳ tàu chiến, tàu dân sự của bất kỳ quốc gia nào vào để sửa chữa hỏng hóc, tiếp tế lương thực, xăng dầu…(Đương nhiên, những tàu chiến dùng để xâm chiếm hay đe dọa Trường Sa, những loại tàu dùng đuổi bắt trái phép ngư dân Việt Nam thì chắc chắn Cam Ranh sẽ treo bảng “miễn tiếp khách” và thậm chí người ta cũng không dám vào).

Đây là điểm độc đáo, khôn khéo của Việt Nam khiến cho Nga hết sức vừa lòng, Mỹ cũng không phật ý còn Trung Quốc thì không thể nói gì.

theo datviet


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc