Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Câu chuyện có thật từ thời Đại Cách Mạng Văn Hóa: Một “hành vi phạm tội” cứu mạng cả làng

 

Cha tôi nói: “Giờ cha đã 80 tuổi, cha biết rằng Thần Phật đã ban cho cha những năm này. Con trai, con không nên tin vào thuyết vô thần nữa. Hãy chú ý đến hành vi của mình và coi trọng đức. Hãy kể lại câu chuyện của cha cho các con của con. Luôn sống tử tế; điều này chắc chắn sẽ đem lại lợi ích cho con và con cái của mình.

Có một quy luật của vũ trụ là thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo (làm điều thiện thì trời ban phước, làm điều ác thì gặp tai ương). Đó là những gì người cha quá cố thường nói với tôi. Tôi biết được nguồn gốc của câu chuyện có thật này từ thời Đại Cách Mạng Văn Hóa.

Một ngày nọ, tôi đến thăm nhà cha mẹ mình. Cha tôi đang ngồi ở sân và tận hưởng buổi chiều đẹp. Ông vừa hồi phục sau một cơn bệnh nặng. Bỗng có một người thầy bói đi ngang qua và nói: “Này ông, ông trông khỏe đấy! Ông chắc vừa hồi phục từ một cơn bạo bệnh. Đừng lo. Ông sẽ sống thọ”.

Người thầy bói ngồi xuống với cha tôi và giải thích rằng ông đã cứu rất nhiều người trong quá khứ, vì vậy Thần Phật đã kéo dài mạng sống của ông. Ông giải thích rằng thọ mệnh của cha tôi được kéo dài từ 64 tuổi đến 84 tuổi và tất cả con cháu của ông đều được phù hộ.

Trước khi rời đi, người thầy bói quay về phía tôi và nói: “Anh sẽ có những gì mà anh đáng có. Đừng ép mình giành lấy những thứ không phải của mình. Đời người chỉ như mây và sương mờ, nhưng giữ lấy đức hạnh lớn và lòng tốt sẽ đem lại vận may và sự trường thọ”.

Tôi không để ý đến lời của ông ta, nhưng cha tôi căn dặn: “Cha biết rằng con không hiểu được, nhưng con phải nhớ điều này: Cha không quan tâm con làm gì ở nơi công tác nhưng đừng bao giờ bắt nạt người khác. Việc con làm với cương vị là ủy viên hội đồng kỷ luật, nói một cách chung chung là bắt nạt người khác. Người thầy bói nói đúng; đúng là cha đã cứu mạng sống của cả ngôi làng khi con mới 8 tuổi…”

Gia đình bị đày ải đến vùng xa xôi hẻo lánh

Cha tôi bị dán nhãn cánh hữu trong thời Đại Cách Mạng Văn Hóa. Theo hình phạt, cả nhà tôi bị đày ải đến vùng xa xôi hẻo lánh.

Sau đó, cha tôi trở thành lãnh đạo của một tổ chức đảng địa phương. Đó là vào năm mà đảng cộng sản hứa suông với nông dân, làm nhiều gia đình không có thức ăn. Đặc biệt là vào các chiến dịch sắt thép năm 1958, vào giai đoạn đầu của kế hoạch “Đại Nhảy Vọt”, thời điểm mà các gia đình phải làm việc ở lò luyện kim để làm thép, và mỗi gia đình phải giao nộp nồi niêu xong chảo của mình để quân đội có thể dùng chúng để sản xuất thép.

Kế hoạch Đại Nhảy Vọt, diễn ra từ năm 1958 đến 1961, là một trong những cuộc vận động thảm khốc nhất của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc. Nó dựa trên sự cưỡng bức, khủng bố và bạo lực có hệ thống. Nó dẫn đến Nạn Đói Khủng Khiếp, một trong những nạn đói lớn tồi tệ nhất trong lịch sử loài người. Đại Nhảy Vọt đã làm 18 đến 45 triệu người chết.

Giấu thức ăn để cứu cả ngôi làng

Một ngày nọ, có thông báo rằng các cán bộ của huyện sẽ đến làng để lục soát và tịch thu số ngũ cốc còn lại ở nhà kho của làng, nơi hầu như trống không. Đó là việc thường xảy ra trong giai đoạn Đại Nhảy Vọt. Cha của tôi đã rất lo lắng và đi gặp các cán bộ xã trong đêm đó để bàn cách cất giấu số thực phẩm khan hiếm còn sót lại. Đó là vấn đề sống còn.

Mọi người trong làng cùng làm việc để đào một cái hầm chứa ở một địa điểm bí mật để giấu lượng ngũ cốc còn lại. Cùng lúc đó, họ vội vàng thu hoạch số khoai lang còn lại trên đồng. Điều này được làm một cách bí mật tuyệt đối dưới ánh trăng.

Cuối cùng họ cũng thu hoạch hết chỗ khoai lang trước khi trời sáng và giấu hết số thức ăn. Cha của tôi đã bất tỉnh do căng thẳng và kiệt sức. Vào buổi trưa, cha tôi tiếp các cán bộ huyện, nhưng họ không tìm thấy một chút ngũ cốc nào.

Cha tôi nói đùa: “Trong cuộc đời của cha, đó là lần đầu tiên cha làm ăn trộm, một tên trộm đầu sỏ, kẻ dẫn cả làng đi ăn cắp. Cha đã làm một tên tội phạm lúc đó, nhưng cứu mạng cả một ngôi làng. Vì lý do này, thọ mệnh của cha được kéo dài thêm 20 năm. Thần Phật rất công bằng.”

Cha tôi nói: “Cha không bao giờ muốn làm việc cho chính phủ, và không có cơ hội làm một người cánh hữu nên cha trở thành một cán bộ xã bình thường.”

Bây giờ cha đã 80 tuổi, cha biết rằng Thần Phật đã ban cho cha những năm qua. Con trai, con không nên tin vào thuyết vô thần nữa. Hãy chú ý đến hành vi của mình và coi trọng đức. Hãy kể câu chuyện của cha cho các con của con. Luôn sống tử tế, điều này sẽ đem lại lợi ích cho con và con cái của mình”.

Cha tôi sống được 84 năm và 112 ngày.

Tôi kể câu chuyện của cha mình với lòng kính trọng ông, và đem đến cho các độc giả một ví dụ vững chắc về câu thành ngử cổ của người Trung Quốc: thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.

 

 

 

(Theo Chinagaze)


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc