Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học, Tiêu Điểm » Con số nào lớn nhất?
Bàn về con số nào lớn nhất, e rằng những người bình thường đều khó có thể đưa ra câu trả lời được, nhiều người có thể liên tưởng đến nhà phổ cập khoa học người Mỹ George Gamow trong phần mở đầu một cuốn sách “Từ một đến vô cùng lớn” (One, two, three… infinity) đã kể một câu chuyện thế này. Rằng hai vị quý tộc chơi trò chơi về số đếm – ai nói ra được con số lớn hơn thì người đó thắng.

>> Ba quan niệm có sẵn trong cổ học, vật lý hiện đại chỉ đang học hỏi

“Được” một nhà quý tộc nói, “Ngài nói trước đi!” Sau vài phút vắt óc suy nghĩ, cuối cùng người kia nói ra con số mà anh ta nghĩ là lớn nhất: “Ba”.

Đến lượt người kia động não suy nghĩ. Sau một hồi trầm tư, anh tỏ vẻ từ bỏ: “Bạn thắng rồi!”

Trong khi kể lại và bình luận câu chuyện này, tác giả nói: “Trí thông minh của hai vị quý tộc này đương nhiên không phát triển lắm. Hơn nữa, đây rất có thể chỉ là câu chuyện chế giễu người khác mà thôi. Tuy nhiên nếu những lời đối thoại trên xảy ra trong một bộ lạc nguyên thủy, thì câu chuyện này có lẽ hoàn toàn có thể tin được.”

Nếu như George Gamow đọc qua “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử, thì tuyệt đối sẽ không bình luận câu chuyện này như vậy. Ông sẽ cho rằng hai người quý tộc này quá thông minh, bởi vì trí thông minh của người cổ xưa không nhất định là kém so với người hiện đại ngày nay. Trong “Đạo Đức Kinh” Lão Tử đã đưa ra tư tưởng “Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”, triết lý này vô cùng sâu sắc. Từ mối quan hệ về con số mà nói, “ba” là con số lớn nhất, bởi vì con số ba có thể sinh ra vạn vật, vạn vật lại có thể quy kết thành con số, vậy thì ba chẳng phải là con số lớn nhất hay sao ?

Ví dụ này đã nói rõ hai vấn đề. Một là, người hiện đại không thông minh hơn người cổ đại chút nào, chỉ là phức tạp và xảo quyệt hơn người cổ đại mà thôi; hai là, kết cấu tư duy của người phương tây và phương đông không giống nhau. Văn hóa cổ điển của người phương đông có nguồn gốc xa xưa, ý nghĩa lại càng thâm sâu.

Pythagoras có một câu ngạn ngữ nổi tiếng “mọi thứ đều là con số”, chính là: tất cả mọi sự vật tồn tại cuối cùng đều có thể quy kết về mối quan hệ với các con số. Con số xác thực là khó mà giải thích được, trong máy tính hiện đại ngày nay tất cả các loại tín tức, bao gồm hình ảnh, ngôn ngữ, chữ viết, biểu đồ, số liệu v.v., đều phải quy về con số 0 và 1, thì mới có thể lưu trữ, trao đổi và truyền tải. Các con số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trong nhạc phổ của âm nhạc cũng là các con số. Tuy chỉ là mấy con số đơn giản, nhưng chúng lại phản ánh những cảnh tượng vô cùng mỹ hảo trong không gian và thế giới âm nhạc. Sự hỷ nộ ai lạc của người ta thuận theo mấy con số này mà biểu hiện tinh tế và sâu sắc trong không gian và thời gian của âm nhạc.

ma-phuong-1Lĩnh vực số học của chúng ta đối với nghiên cứu Lạc Thư là có rất nhiều, bởi vì Lạc Thư rất minh hiển, bất luận là ngang, dọc, trái, phải, chéo thì cộng tổng 3 số đều được 15.

Về ý nghĩa không gian và thời gian của con số, bất kỳ một loại học thuyết và lý luận nào đều không cách nào có thể so sánh với lý luận về Thái Cực và học thuyết Bát Quái của Trung Quốc. Thái Cực và Bát Quái đều miêu tả vô cùng tường tận chi tiết về đặc trưng không gian thời gian của các con số, từ hồng quan đến vi quan, từ địa lý thiên văn đến xã hội nhân văn, từ tính khí tính cách của con người cho đến cuộc sống của bách tính, bất kỳ thứ gì, bất kỳ sự vật gì đều có thể dùng chữ số để biểu đạt ra, đều có thể dùng chữ số biểu đạt ra đặc trưng của thời gian không gian. Ví dụ: trong học thuyết Bát Quái, đối với các hiện tượng tự nhiên trong không gian thì diễn đạt như sau: 1 Càn – tượng trưng cho Trời, 2 Đoài – tượng trưng cho đầm lầy ao hồ, 3 Ly – tượng trưng cho mặt trời và lửa, 4 Chấn – tượng trưng cho sấm và chớp, 5 Tốn – tượng trưng cho gió, 6 Khảm – tượng trưng cho mưa và nước, 7 Cấn – tượng trưng cho núi, 8 Khôn – tượng trưng cho mặt đất. (1 Càn, 2 Đoài, 3 Ly, 4 Chấn, 5 Tốn, 6 Khảm, 7 Cấn, 8 Khôn).

Về phương diện gia đình và nhân sự (sống chết, được mất, vui buồn hợp tan), 1 tượng trưng cho phụ thân hoặc trưởng bối nam, 2 tượng trưng cho thiếu nữ hoặc người con gái bình thường, 3 tượng trưng cho trung tâm, 4 tượng trưng cho trưởng nam, 5 tượng trưng cho trưởng nữ, 6 tượng trưng cho trung nam, 7 tượng trung cho thiếu nam và người con trai bình thường, 8 tượng trung cho mẫu thân và trưởng bối nữ.

Về phương vị, 1 tượng trưng cho hướng tây bắc, 2 tượng trưng cho hướng tây, 3 tượng trưng cho hướng nam, 4 tượng trưng cho hướng đông, 5 tượng trưng cho hướng đông nam, 6 tượng trưng cho hướng bắc, 7 tượng trưng cho hướng đông bắc, 8 tượng trưng cho hướng tây nam.

Về thời gian hoặc chữ số, 1 tượng trưng cho một thời thần (2 tiếng đồng hồ), một ngày, một tháng hoặc một năm… , 2 tượng trưng cho hai thời thần, hai ngày, hai tháng hoặc hai năm…

Ngoài ra, bất kỳ con số trung bình nào cũng đều có thể chuyển thành bất kỳ một quái số nào trong Bát Quái, ví như 9, 9 chia 8 dư 1, lấy làm “1”, 10 chia 8 dư 2, lấy làm “2”….

Căn cứ vào học thuyết Bát Quái, bất cứ con số nào đều có thể quy kết về số. Số không chỉ là kết quả trừu tượng của vạn sự vạn vật, mà cũng là biểu hiện ra những dấu hiệu đặc trưng và đại diện trừu tượng của các không gian. Hệ thống các con số trong Bát Quái đã cấu thành một thế giới với không gian thời gian hoàn mỹ, nó dùng các con số đơn giản mà hài hòa để miêu tả các loại hiện tượng phức tạp mà người ta không cách nào dùng ngôn ngữ và hình ảnh để biểu thị ra được. Ở đây có sự trừu tượng cao độ và biểu hiện ra đặc trưng của hình tượng, không có sự phối hợp một cách cứng nhắc, mà cũng không có bất cứ sự gán ghép khiên cưỡng, chỉ là con người hiện đại không hiểu được, thêm nữa là các loại hiểu sai, đã phủ một lớp bụi lên học thuyết cổ xưa này.

Hệ nhị phân trong máy tính hiện đại cũng chỉ là sự tiếp nối kế thừa của học thuyết Bát Quái của Trung Quốc mà thôi. Có rất nhiều tài liệu đã chứng minh, khi Gottfried Wilhelm Leibniz sáng tạo ra số nhị phân, là do chịu ảnh hưởng của học thuyết Bát Quái của Trung Quốc mà phát minh ra. Từ bề ngoài mà nhìn, Bát Quái đơn giản như vậy, nhưng trên thực tế mà nói, Bát Quái tượng trưng cho một chiếc máy tính, hoặc có thể nói rằng nó tượng trưng cho một cỗ máy vi xử lý, nó cần có thao tác chính xác, nhập liệu chính xác, đọc viết chính xác, lý giải chính xác của con người, thì mới có thể phát huy hiệu quả ngoài dự tính. Ví như, một chiếc máy tính ở trong tay một người không biết sử dụng thì nó có thể hoạt động tốt được không? Bát Quái cũng như vậy, bạn đưa cho một người không hiểu Bát Quái xem, thì có xem thế nào cũng không hiểu, anh ta có thể cho rằng đây chỉ là mấy ký hiệu đơn giản, đúng là đang lừa người mà! Cũng giống như nhạc phổ, đối với một người hiểu về âm nhạc mà nói, họ thấy rằng quả là quá đơn giản, nhưng đối với người không hiểu về âm nhạc, xem nhạc phổ giống như xem thiên thư vậy, làm thế nào có thể hiểu được chứ? Đều là cùng một đạo lý. Sự phê phán của thuyết vô thần đối với văn hóa cổ điển của Trung Quốc, sự gạt bỏ đối với Kinh Dịch, Hà Đồ, Lạc Thư đều đến từ thuyết vô thần, tự đại và cuồng vọng. Khi người Trung Quốc coi văn hóa cổ điển của chính mình như những thứ mê tín phong kiến mà vứt bỏ đi, phương tây lại trở thành nơi phát huy những thứ đó. Không biết họ còn mặt mũi nào nữa mà gặp mặt liệt tổ liệt tông đây! Khi biết Gottfried Wilhelm Leibniz chịu sự ảnh hưởng của học thuyết Bát Quái mà phát minh ra hệ số học nhị phân, nhiều người theo thuyết vô thần không biết xấu hổ mà còn lấy đó làm tự hào, vẫn là những thứ của người Trung Quốc chúng ta đấy chứ!

Sự phát triển của khoa học hiện đại có mục tiêu là làm cho những hiện tượng xã hội phức tạp, mối quan hệ xã hội phức tạp cho đến các hiện tượng tâm lý của con người v.v. chuyển hóa thành mối quan hệ số lượng, sau đó là do máy tính xử lý. Nhưng loại chuyển hóa này lại rất khó khăn, ví dụ: tính khí, tính cách của con người…, những thứ này không nhìn thấy được và không chạm vào được, kỹ thuật hiện đại ngày nay đối với những thứ như thế này thì cũng đành chịu. Khi tìm hiểu về học thuyết Bát Quái củaTrung Quốc cổ đại, chúng ta sẽ phát hiện, người xưa đã khéo léo giải quyết những vấn đề quan trọng mà khoa học hiện đại đến nay vẫn chưa làm được, bởi vì học thuyết Bát Quái đều có thể chuyển vạn sự vạn vật trong vũ trụ thành hình thức con số. Mọi người biết rằng, cho dù số liệu, dữ liệu và hình ảnh có phức tạp thế nào, thì cuối cùng đều cần phải chuyển hóa thành con số nhị phân 0 và 1 để xử lý và lưu trữ, dạng xử lý và lưu trữ của mày tính chỉ là tổ hợp của vô số các con số 0 và 1 mà thôi, nhưng loại tổ hợp này lại có thể thể hiện ra các số liệu và hình ảnh khác nhau. Cùng đạo lý đó, các sự tổ hợp của Bát Quái khác nhau, cũng biểu hiện ra những tín tức hoặc hình ảnh khác nhau. Nếu như người ta chú ý đến điểm này, vậy thì lý luận kết hợp 64 quẻ trong Kinh Dịch của Trung Hoa chính là một chiếc cầu nối giữa máy tính và sinh mệnh với các loại khoa học, vật lý học cao năng lượng, cho đến tâm lý học và xã hội học….

Hiện nay nhiều nhà khoa học đã nhìn thấy tính trọng yếu của học thuyết Bát Quái, rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học đều đang tìm tòi các chủ đề về phương diện này. Ví dụ, trong công trình nghiên cứu sinh vật, người ta phát hiện mối quan hệ đối ứng trong DNA và học thuyết Bát Quái, điều này làm cho các người ta vô cùng kinh ngạc. DNA là phương tiện truyền đạt tín tức di truyền, khoa học cho rằng 3,5 tỉ năm trước, thậm chí niên đại xa hơn nữa, loại phân tử DNA phức tạp này đã xuất hiện rồi, nhưng sao lại có thể có mối quan hệ chuẩn xác với học thuyết Bát Quái xa xưa như vậy? Đây vẫn là một bí ẩn. DNA là nơi lưu trữ tất cả thành phần cơ bản của sinh mệnh của các sinh vật, nó có dạng kết cấu giống hai hình xoáy ốc song song dạng bậc thang, thuộc tính của hai sợi có kết cấu xoáy ốc song song này đối ứng với âm dương trong Bát Quái. Ở giữa hai sợi là do từng cặp Nucleotide liên kết với nhau. Chúng giống các bậc thang, trong đó có bốn loại Nucleotide. C, G, A, T, đối ứng với tứ tượng trong Bát Quái. Những Nucleotide khác nhau này dọc theo xoáy ốc xếp thành thứ tự mang theo gen tín tức, làm cho phân tử DNA có thể bao quanh nó tập trung thành một cơ chế có thể tự sao chép.

Bởi vì DNA chỉ do 4 loại Nucleotide khác nhau cấu tạo thành, xét về điểm này, năm 1954 các nhà khoa học nhận định rằng, những Nucleotide khác nhau tổ hợp thành có thể chính là “mã di truyền”. Những năm 60 của thế kỷ 20, nhà hoá sinh Marshall Warren Nirenberg, Johann Heinrich Matthaei và nhà hóa học Har Gobind Khorana hoàn thành bản biên dịch mật mã di truyền. Trong 4 loại Nucleotide khác nhau này, mỗi 3 cái cấu thành một nhóm, mỗi nhóm thành một đơn vị gọi là codon (một bộ ba hay một codon), tổng cộng có 64 loại, đối ứng với 64 quẻ trong Bát Quái, lẽ nào người xưa đã biết được mã di truyền trong DNA?

64 loại codon này nhiều hơn tổng các axit amin (khoảng 20 loại), hiện nay người ta đã biết quyết định việc sinh ra một loại axit amin nào đó có thể do một vài codon, còn có một vài codon trong quá trình bắt đầu và kết thúc của chuỗi axit amin khởi tác dụng, từ đây người ta nhận thức được codon không chỉ tồn tại đơn lẻ trong giới sinh vật. Nếu coi 64 quẻ Bát Quái là codon của mọi sự vật, con người có lẽ có thể biết được nhiều điều được tiết lộ từ trong học thuyết Bát Quái.

Vũ Hoa

Theo chanhkien

Chuyên đề:

01 ý kiến dành cho “Con số nào lớn nhất?”

  1. Long Tran 21/11/2014

    Những ai là người tu luyện sẽ hiểu. Còn người thường thì bị 1 cơ chế mang tên Thuyết vô thần” ngấm ngầm từ bé đến lớn rồi, nên với những điều bị tuyên truyền mê tín dị đoan thì họ không bao giờ tin đâu. Trừ khi họ phải nhìn nhận sự việc bằng lý trí khách quan, hoặc là tu luyện.

    Reply

Ý kiến bạn đọc