Đại diện Trại cưỡng bức lao động thời Liên Xô, được một tổ chức ở Nga duy trì nhằm tưởng nhớ những nạn nhân bị đàn áp chính trị, hôm 15/5 cho biết họ đang bị điện Kremlin đàn áp bất hợp pháp để gây áp lực buộc phá hủy những bằng chứng đẫm máu này.
Bức ảnh chụp lối vào giữa hai hàng rào kép dẫn tới trại lao động cưỡng bức thời Liên Xô mà giờ là viện bảo tàng để tưởng nhớ các nạn nhân bị đàn áp chính trị, nằm cách thành phố miền tây Perm thuộc vùng Siberia khoảng 110 km về phía đông bắc. Một tổ chức Nga đang lưu giữ trại cưỡng bức lao động dưới thời Liên Xô ngày 15/5/2015 cho biết họ bị chính quyền dùng luật pháp cưỡng chế bất hợp pháp để buộc đóng cửa viện bảo tàng tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp chính trị này. (AP Photo/Alexander Agafonov, File)
Giám đốc Viktor Shmyrov của hiệp hội Perm-36 nói, sang tuần bắt đầu từ 18/5, tổ chức của ông sẽ bị giới chức vùng Perm khởi kiện đòi nộp phạt 1,5 triệu Rúp (30.000 USD). Vụ kiện liên quan tới tranh chấp về cơ sở từng là nơi đặt trại tập trung Perm-36 hiện do tổ chức của ông Shmyrov quản lý.
“Đây là cái cách để chính quyền gây áp lực và phá hoại chúng tôi”, ông Shmyrov nói với AP qua điện thoại.
Chính sách cấm đoán của nhà nước Nga đối với phong trào yêu nước mới nổi gần đây đi kèm nỗ lực đàn áp công khai bất kỳ tổ chức nào muốn phơi bày sự thật về quá khứ xấu xa cách đây không lâu của chế độ. Dưới thời Tổng thống Vladimir Putin, chính quyền Nga ngày càng tôn thờ chế độ cộng sản chuyên chế thời Liên Xô nói chung và đặc biệt là nhà độc tài Xô Viết Josef Stalin.
Bức ảnh lưu hồ sơ chụp ngày 6/3/2015 mô tả căn phòng giam giữ người bất đồng chính kiến dưới thời Liên Xô, một phần của viện bảo tàng nhằm tưởng nhớ các nạn nhân bị đàn áp chính trị bởi tay chính quyền Xô Viết. Trại lao động cưỡng bức này nằm cách thành phố miền tây Perm thuộc vùng Siberia khoảng 110 km về phía đông bắc. Một tổ chức Nga đang lưu giữ trại cưỡng bức lao động dưới thời Liên Xô ngày 15/5/2015 cho biết họ bị chính quyền dùng luật pháp cưỡng chế bất hợp pháp để buộc đóng cửa viện bảo tàng tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp chính trị này. (AP Photo/Alexander Agafonov, File)
Ông Shmyrov cho biết nhóm tình nguyện viên đã tiếp quản cơ sở Perm-36 trong tình trạng bị bỏ hoang và biến nó thành một viện bảo tàng thu hút nhiều khách tham quan khắp thế giới.Các nhà lịch sử chép lại, chính quyền Liên Xô đã đày ải 15 triệu người vào trại lao động cưỡng bức được biết đến với cái tên Gulags từ những năm 1930 đến 1950.
Nhà tù được xây dựng trên một đầm lầy tại làng Kuchino, cách phía đông thủ đô Moscow 1.500 km. Trại lao động cưỡng bức này cho tới tận năm 1988 mới phóng thích tù nhân cuối cùng. Liên Xô sụp đổ vào 1991.
Viện bảo tàng Perm-36 chỉ là 1 ví dụ trong rất nhiều nơi cầm tù người bất đồng chính kiến trên đất Nga và nó đã bị chính quyền nước này liên tục ép buộc phải đóng cửa nhiều năm qua.
Perm-36 được khôi phục nhờ nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế tư nhân, khiến chính quyền ông Putin đặc biệt muốn phá hủy nó.
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!