Home » Xã hội » Đã có kết luận vụ án JTC (Nhật Bản) hối lộ ngành đường sắt Việt Nam
Ngày 4/6 cơ quan điều tra thuộc Bộ công an đã kết thúc điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” của Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU) thuộc Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam.

duong sat

 Có 6 bị can của RPMU bị chuyển hồ sơ lên VKS tối cao đề nghị truy tố gồm: Trần Quốc Đông, (phường Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội), nguyên Phó TGĐ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; Phạm Hải Bằng, (trú tại phường Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội), nguyên Giám đốc RPMU; Phạm Quang Duy (trú tại phường Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội), nguyên Phó Giám đốc RPMU, nguyên Trưởng Dự án 3 RPMU; Nguyễn Nam Thái, (trú tại phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Trưởng phòng thực hiện Dự án 3 RPMU; Trần Văn Lục, (trú tại phường Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội), nguyên Giám đốc RPMU và Nguyễn Văn Hiếu, (trú tại phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Giám đốc RPMU. Lục và Hiếu đều là các Giám đốc RPMU từ 2009 đến 2014.

 Vào tháng 3 năm ngoái Giám đốc Tập đoàn Tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) đã phải thừa nhận với cơ quan công tố Tokyo có ‘lại quả’ 80 triệu yên cho dự án Đường sắt đô thị trên cao ở Hà Nội, đơn vị quản lý là Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam, đây thuộc về dự án sử dụng vốn ODA.

Ngay lập tức Nhật Bản đã cung cấp cho phía Việt Nam các thông tin và yêu cầu phía Việt Nam làm rõ, vì vốn ODA mà Việt Nam nhận được đa số là của Nhật Bản.

Sau một thời gian điều tra, cơ quan điều tra đã xác định từ tháng 9/2009 đến tháng 2/2014 JTC đã gửi cho 69,9 triệu yên (12 tỷ đồng) cho Phạm Hải Bằng (Phó Giám đốc RPMU), Bằng giữ lại 4,8 tỷ đồng, còn lại gần 7,2 tỷ giao cho Duy và Thái giữ số tiền này.

Duy và Thái đã dùng số tiền này để tiếp khách, đối ngoại, ăn uống, ký hợp đồng với đối tác. Còn số tiền 4,8 tỷ Bằng giữ khai rằng dùng để tiếp khách nhưng lại không có giấy tờ sổ sách để chứng minh điều này.

Sau khi bị bắt Bằng khai đã biếu cho ông Trần Văn Lục 100 triệu đồng, Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng (cả 2 đều là Giám đốc RPMU từ 2009 đến 2014), ông Trần Quốc Đông Phó TGĐ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam 30 triệu đồng

Để khắc phục hậu quả Bằng đã xin nộp lại 970 triệu đồng tiền mặt, 7.000 USD và hai sổ tiết kiệm trị giá gần 1 tỷ.

Vụ tham nhũng này để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, để lại hình ảnh xấu về Việt Nam trong con mắt người dân thế giới.

Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, quân đội Nhật Bản đã chiếm đóng Việt Nam. Ngày nay Nhật Bản đã nhận sai lầm trước đây nên đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều, đặc biệt là vốn ODA 

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã yêu cầu phía Việt Nam làm rõ việc tham nhũng trong vốn ODA đồng thời cảnh báo nếu để xảy ra các một vụ hối lộ vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam thì Tokyo sẽ ngưng cấp vốn ODA cho Hà Nội.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc