Home » Ảnh đẹp » Mười hang động tuyệt đẹp của thế giới cổ đại (Phần 2)

6.Hệ thống hang động Ajanta kỳ diệu

Hệ thống Ajanta gồm hơn ba mươi hang động xuất hiện vào khoảng năm 200 trước Công Nguyên và được sử dụng như là nơi tĩnh tâm cho các nhà sư Phật giáo trong mùa mưa.

Các hang động này đã bị bỏ hoang sau thế kỷ thứ 7 khi Phật giáo ở Ấn Độ bị tẩy chay, nhưng vẫn được người dân địa phương ngày nay coi là lãnh địa thiêng liêng.

ajantacaves

Con người xưa kia khi sử dụng những hang động này đã mở rộng và trang trí cho chúng. Vì vậy nơi đây có rất nhiều bức vẽ tuyệt đẹp, tạo bầu không khí thanh bình cho người xem.

Nhiều bức tranh và tác phẩm điêu khắc miêu tả cuộc đời của Đức Phật cũng như hóa thân trước đây của người, hay còn gọi là Jatakas.

Tuy nhiên, một đặc điểm thú vị trong những bức bích họa này là số lượng miêu tả phụ nữ cũng phong phú như đàn ông.

Đối với người xem thông thường, những hình ảnh người phụ nữ bán khỏa thân trong các hang động được sử dụng như biện pháp tĩnh tâm cho các tu sĩ là không bình thường. Bức tranh vẽ các nhân vật nửa đàn ông, nửa thú cũng hiện diện, mang những nét thần thoại của nhiều nền văn hóa cổ đại khác nhau.

Ancient-Caves-of-Uplistsikhe

7.Hang động cổ xưa Uplistsikhe – Pháo đài của Chúa

 Uplistsikhe, hay ‘Pháo đài của Chúa’, là một thị trấn đá kệch cổ đóng vai trò quan trọng trong lịch sử của Gruzia cách đây gần 3.000 năm. Cuộc khai quật khảo cổ học đã phát hiện những hiện vật phi thường tồn tại từ cuối thời đại đồ Đồng cho đến cuối thời Trung cổ.

Lịch sử của nó bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, Uplistsike đã được xác định là một trong những khu định cư đô thị lâu đời nhất ở Georgia. 

Sau đó, khu phức hợp là một trung tâm văn hóa rất quan trọng cho việc thờ cúng ngoại giáo trong khu vực Kartli (Iberia).

Các nhà khảo cổ đã khai quật được rất nhiều ngôi đền và những phát hiện liên quan đến một nữ thần mặt trời được tôn thờ trước khi có sự xuất hiện của Kitô giáo.

Thành phố hang động cổ xưa được xây dựng trên một bãi đá sông Mtkvari, khoảng 15 km về phía đông của thị trấn Gori.

Các cấu trúc đá cắt bao gồm nhà ở, một hội trường lớn gọi là Tamaris Darbazi, nơi người ngoại giáo cúng tế, và các tòa nhà khác như một tiệm bánh, một nhà tù, đường hầm, và thậm chí giảng đường, tất cả được kết nối bởi những con đường đi bộ và đường hầm.

Giữa thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên và thế kỷ 11 sau Công Nguyên, Uplistsikhe là một trong những trung tâm chính trị, tôn giáo, văn hóa và quan trọng nhất của thời tiền Kito giáo Kartli.

Nơi đây về sau chính là Gruzia, và phát triển mạnh mẽ cho đến khi nó bị tàn phá bởi quân Mông Cổ trong thế kỷ 13.

Beit-Guvrin-israel

8.Beit Guvrin, vùng đất của 1.000 hang động

  Các hang động Beit Guvrin-Maresha ở Israel đã được sử dụng hàng ngàn năm nay như những mỏ đá, bãi chôn lấp, nhà kho, chuồng ngựa, nơi ẩn náu, chuồng chim, bể chứa nước, phòng tắm, và kể cả là nơi thờ tự. 

Chúng có nhiều phòng và hệ thống khác nhau nằm bên dưới Maresha, một trong những đô thị quan trọng trong giai đoạn đầu của hình thức tín ngưỡng. Beit Guvrin, một thị trấn lớn trong thời đại La Mã còn được gọi là Eleutheropolis.

“Hang chuông” khổng lồ tại Beit Guvrin chứa khoảng 800 hang động với niên đại từ thời cuối La Mã, Byzantine, và thậm chí cả thời đầu Arab (thế kỷ thứ 2-thứ 7 sau Công Nguyên), khi người dân nơi đây đã tạo ra một mỏ đá lấy vữa và thạch cao, vôi và sau đó làm ra xi măng.

Các mỏ được mở một lỗ rộng khoảng một mét từ bề mặt rất cứng ở phía trên. Khi những người làm công tác đào xới thời đó tìm thấy lớp đá phấn mềm bên dưới, họ bắt đầu xây dựng những cấu trúc theo hình chuông, mỗi quả chuông lại giao cắt với cái kế bên nó.

Mặc dù nơi đây không được xây dựng để làm chỗ ở, nhưng các hang động này vẫn có thể được sử dụng như những nơi ẩn mình của người Kitô giáo cổ đại.

Trong hang phía Bắc, một cây thánh giá được treo cao trên tường, ngang hàng với các ký tự Ả Rập được khắc lên đó cho thấy sự song song tồn tại hai tôn giáo ngay cả sau khi người Arab chinh phục khu vực này vào những năm 636 sau Công Nguyên.

Nhiều trong số các hang động này được liên kết thông qua một mạng lưới những lối đi ngầm, kết nối 40-50 hang động với nhau.

Một trong những hang động lớn ở Beit Guvrin có khoảng 2.000 hốc tường được chạm khắc vào đá. Giả thuyết phổ biến nhất cho rằng hang động này là một chuồng bồ câu – nơi để nuôi chim bồ câu.

 Điều này rất có giá trị trong thế giới cổ đại bởi chúng đảm bảo cấp phân bón đều đặn phục vụ sản xuất và chim bồ câu cũng là một nguồn protein tuyệt vời.

carved-walls-Royston-Cave

9.Những biểu tượng và chạm khắc bí ẩn trong hang Royston – Anh quốc khiến giới chuyên gia khó hiểu
 

Hang Royston là một hang động nhân tạo ở Hertfordshire, Anh quốc. Không rõ ai đã tạo ra hang động này và nó được sử dụng cho mục đích gì, nhưng đến nay người ta mới chỉ dừng lại ở việc suy đoán. 

Hang động được phát hiện vào tháng 8 năm 1742 tại Royston. Một công nhân đang đào hố để đặt ghế tại một khu chợ thì phát hiện ra chiếc cối xay dưới đó.

Tiếp tục đào xung quanh để đưa vật thể ra, anh đã tìm thấy một con đường dẫn tới chiếc hang. Khi hang động này được phát hiện, phần lớn nó đã bị phủ đầy bụi và đá.

 Và khi dỡ bỏ lớp đất, người công nhân nhìn thấy rất nhiều tác phẩm điêu khắc và chạm khắc có niên đại sớm nhất là năm 1.200 sau Công Nguyên.

Các tác phẩm chủ yếu theo chủ đề tôn giáo, miêu tả Thánh St. Catherine, Thánh Gia, hành động đóng đinh, St. Lawrence trên đống lửa nơi ông bị thiêu sống, và một nhân vật khác đang cầm kiếm, có thể là thánh St. George, hoặc St. Michael.

Một số người tin rằng hang Royston đã được sử dụng bởi các Hiệp sĩ Templar. Những người khác lại nghĩ nơi đây có thể là một khu mỏ của người Augustino.

Một giả thuyết nữa cho rằng đây là một mỏ đá lửa thời kỳ đá mới. Tuy nhiên, chưa có giả thuyết nào được chứng minh và nguồn gốc của hang động Royston vẫn còn là điều bí ẩn.

longyou-caves-1_1

10.Bí ẩn nguồn gốc các hang động Longyou
 

Nằm gần làng Shiyan Beicun ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, hang động Longyou – một thế giới ngầm rộng lớn, lộng lẫy và hiếm có từ xa xưa được coi là “kỳ quan thứ chín của thế giới cổ đại”.

Các hang Longyou được cho là có niên đại ít nhất 2.000 năm tuổi, đại diện cho một trong những cuộc khai quật dưới lòng đất lớn nhất vào thời cổ đại và là một bí ẩn kéo dài mà đến nay vẫn làm các chuyên gia trong đủ ngành phải lúng túng.

Được phát hiện vào năm 1992 bởi một người dân địa phương, Longyou gồm 36 hang động chiếm diện tích đồ sộ khoảng 30.000 mét vuông.

Được chạm khắc vào những khối cát kết bột vững chắc, mỗi hang động sâu khoảng 30 mét dưới lòng đất và gồm những căn phòng bằng đá, cầu, rãnh nước và hồ bơi. 

Nơi đây có nhiều cột trụ phân bố đều khắp các hang động để đỡ trần nhà và tường. Trần và cột đá được trang trí đồng nhất với những vết chạm khắc đường thẳng song song.

Chỉ một hang được mở cửa phục vụ du lịch, hình chạm khắc bên trong chiếc hang này miêu tả một con ngựa, cá và gia cầm.

Các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới trong lĩnh vực khảo cổ học, kiến ​​trúc, kỹ thuật, địa chất hoàn toàn chưa có giả thuyết gì lý giải về tác giả, phương thức và mục đích xây dựng ra những hang động này.

Theo Tinh Hoa

Biên dịch từ Ancient-Origins

Chuyên đề: ,

2 ý kiến dành cho “Mười hang động tuyệt đẹp của thế giới cổ đại (Phần 2)”

  1. chung cư goldsilk complex 01/07/2015

    mình biết một hang động ở thanh hóa, chưa nhiều người khám phá ra :))

    Reply
  2. chung cư hải đăng city 10/07/2015

    thế giớ đó đây

    Reply

Ý kiến bạn đọc