Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Chức danh “chủ tịch hội đồng” cho học sinh trong trường tiểu học
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất thay đổi các chức danh trong lớp học, lớp trưởng sẽ được gọi là Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh, lớp phó được gọi là Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh. Đề xuất này đã khiến dư luận dậy sóng.

Mô hình chức danh mới

Giải thích cho sự thay đổi này lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nói rằng: “Điều lệ đề cập đến việc thành chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản là xuất phát từ thực tiễn triển khai mô hình trường học mới nằm trong khuôn khổ dự án Trường tiểu học mới (VNEN)”.

Đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra ngay lập tức có rất nhiều ý kiến phản đối từ các phụ huynh. Đa số cho rằng các danh từ chức năng này không phù hợp với lứa tuổi của trẻ em tiểu học, điều này dễ gây cho trẻ tính háo danh, tự mãn và không có tính giáo dục.

Bên cạnh đó có một số những ý kiến khác lại đồng ý với mô hình này. Chị Mai Hoa (Thanh Trì, Hà Nội) có con đang học theo mô hình trường học mới (VNEN) và trong lớp có chủ tịch hội đồng tự quản trao đổi với vnexpress rằng: “Tôi thấy mỗi lần bình bầu Hội đồng tự quản là con rất phấn khởi và chuẩn bị, tập luyện thuyết trình rất nhiều để ra tranh cử.”

Chị Hoa cho biết, sau mỗi đợt bình bầu, mỗi học sinh trong lớp đều có chức danh riêng, vì ngoài chủ tịch, phó chủ tịch còn có rất nhiều ban chuyên môn.

Các chức danh mới này xuất phát từ đâu

 Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển  đã cho báo Thể Thao Văn Hóa biết: Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp học đã có ở một số trường lớp tiểu học triển khai theo Mô hình trường học mới từ 4 năm nay. Tính đến nay đã có hơn 2.500 trường tiểu học trong cả nước đã đi theo mô hình giáo dục này, sang năm học 2015 – 2016 sẽ có hơn 3.000 trường. So với con số trên 15 nghìn trường tiểu học thì mô hình này còn mới, nhưng cũng không quá xa lạ. Nó mới không chỉ ở tên gọi mà là một sự thay đổi căn bản về phương pháp sư phạm, cách thức tổ chức giáo dục chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn tự học, phát huy năng lực phẩm chất, năng lực mỗi cá nhân.

Mô hình trường học mới được UNESCO và Ngân hàng thế giới hỗ trợ để các nhà giáo dục tầm cỡ thế thế giới thiết kế cho các nước đang phát triển, áp dụng thành công đầu tiên ở Colombia và đã nhân rộng ra nhiều nước đang phát triển khác…

Theo giải thích của ông Hiển thì mô hình này đang áp dụng ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam), còn đối với các nước phát triển có nền giáo dục tiên tiến thì không áp dụng mô hình này.

Chúng ta thử tìm hiểu một nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới là nước Đức.

Giáo dục ở Đức

Một trong những đặc tính nổi bật của giáo dục Đức đó là tính bình đẳng giữa các  học sinh. Trong lớp học không có lớp trưởng, lớp phó; hay tổ trưởng, tổ phó.

Đức không tổ chức thi vào đại học. Ảnh TTXVN

 Ảnh TTXVN

Lý giải vì sao các lớp học ở Đức hông có lớp trưởng, các nhà giáo dục ở đây cho rằng ở cấp tiểu học các học sinh còn quá bé để phải chịu trách nhiệm về hành vi của một bạn khác, dù chỉ là nhắc nhở hoặc để ý rồi trình báo với thầy cô. Nếu phải chịu trách nhiệm về hành vi của các bạn khác, trẻ em dễ nghĩ rằng mình là người có quyền lực mà sinh ra tự kiêu tự mãn, trong khi đó các học sinh khác cảm thấy mình là người bị yếm thế, lệ thuộc và làm gì cũng bị soi mói. Trong lớp, mọi em đều được cô giáo phân công trách nhiệm với lớp như nhau.

Nếu trong lớp học có một “lớp trưởng” hay “chủ tịch”, và nếu giáo dục có thể đào tạo ra một thủ lĩnh này thật xuất sắc, thì cũng đồng thời cũng tạo ra hàng loạt những công dân nhút nhát, phụ thuộc. Đồng thời đứa trẻ được giáo dục thủ lĩnh ấy dễ nhiễm thói quan mách lẻo, dòm ngó người khác, chỉ điểm, háo danh, kiêu ngạo v,v…

Phải đến khi học đến lớp 5 khi các em đã đủ lớn, và đã quen với nề nếp, tư duy thì mỗi lớp mới có một “phát thanh viên” để chuyển thông điệp của thầy cô đến học sinh và ngược lại.

 “Phát ngôn viên” còn đưa ra các giải pháp, phong trào nhằm cải thiện tình hình học tập, giúp các bạn học lực yếu, phát huy các tài năng văn nghệ, thể thao trong lớp…

Một nền giáo dục như vậy đã tạo ra những công dân có chuẩn mực cao, và giáo dục Đức luôn được đánh giá cao tại Châu Âu.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc