Home » Xã hội » Thực trạng và hậu quả nạn khai thác rừng bừa bãi
Theo báo cáo năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) thì Việt Nam là nước có tỷ lệ phá rừng nguyên sinh cao thứ 2 trên thế giới chỉ sau Nigieria.

Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, hiện nước ta có tổng diện tích rừng là 13.118.773 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.348.591 ha và rừng trồng là 2.770.182 ha. Trong số đó, hơn một nửa diện tích rừng tự nhiên của nước ta thuộc loại rừng nghèo hoặc tái sinh, trong khi rừng già và rừng tán kín chỉ chiếm trên 9%

Theo thống kê của Cục Kiểm lâm thì vào năm 2010 cả nước có 1.553,68 ha rừng bị chặt phá và 5.364,85 ha rừng bị cháy. Độ che phủ rừng ở khu vực miền trung bị suy giảm nghiêm trọng nhất. Độ che phủ của rừng cả nước thời điểm 2010 chưa tới 40%.

Nhờ gia tăng các phương án trồng rồng mà đến nay độ che phủ rừng đã cải thiện một chút, lên 41%.

Trong khi các dự án trồng hàng ngàn ha rừng mới, thì lại cũng có hàng ngàn ha rừng bị tàn phá, khiến cho các cánh rừng lâu năm không còn, thay vào đó là rừng mới, không thể thay thế cho loại rừng già lâu năm được.

rung

Những cây mới này không thể thay thế cây lâu năm

Trong đó lý do chính khiến diện tích rừng bị tàn phá nặng nề là để phụ vụ các dự án thủy điện, và bị lâm tặc khai thác

Lâm tặc khai thác rừng

Rừng Trường Sơn đoạn đi qua tỉnh Quảng Nam, thảm thực vật rừng nơi đây rất phong phú với những cánh rừng già nguyên sinh rất đẹp, nhưng những cánh rừng này đang dần biến mất.

Một chỉ huy lực lượng kiểm lâm buồn bã chia sẻ với RFA rằng: ““Trường Sơn ấy, là từ chỗ đoạn ngầm Huế vào tới Trà Linh là đẹp nhất, hai bên đường vẫn còn cây nguyên thủy. Mình chỉ quan tâm cái đẹp thôi là được chứ còn bên trong nó thì cũng có vấn đề. Từ ngầm Huế ra Hà Nội là dở rồi, nó không có giá trị Trường Sơn nữa. Từ Trà Linh vào trong thì cũng không còn giá trị gì nữa, chỉ có thông với tre thôi, không gọi là Trường Sơn nữa. Thì do nó… ăn sạch, bán sạch hết rồi!”

RFA dẫn lời một lãnh đạo kiểm lâm về hưu cho rằng rừng Trường Sơn sẽ không còn nữa do nạn khai thác gỗ quý bừa bãi và các dự án thủy điện mở rộng lòng hồ.

Theo lãnh đạo kiểm lâm tiết lộ thì các quan chức ngày nay ai cũng thích dùng gỗ quý, chức càng cao thì dùng càng nhiều gỗ quý, “từ cây đòn tay đến rui mè, lách, ngay cả bàn ghế, tủ bếp, giường ngủ của họ cũng được làm từ gỗ cẩm lai đỏ, sưa đỏ, tức gỗ huỳnh đàn hoặc thủy tùng, pơ mu, sến, lim, gụ, kiền kiền… Nói chung là chỉ riêng lượng gỗ để phục vụ các quan không thôi cũng đã nuốt trọn mất một phần ba rừng Trường Sơn”.

Các quan chức cấp cao đều thích dùng gỗ quý, lại còn muốn miễn phí nên giới lâm tặc và giới kiểm lâm đã thả sức phá rừng để cung phụng cho giới quan chức và để bán ra bên ngoài.

Vị cựu lãnh đạo kiểm lâm này cũng cho RFA biết rằng giữa lâm tặc, kiểm lâm và quan chức có chung một mối lợi ăn chia từ khai thác rừng. Chính vì mối lợi này mà rừng mau chóng bị phá sạch sành sanh. Những kiểm lâm nào muốn bảo vệ rừng, có ý định tốt sẽ bị thanh trừng theo cách này hoặc cách khác, đã có rất nhiều cái chết thương tâm của cán bộ kiểm lâm do lâm tặc giết nhưng không được đưa ra ánh sáng, cùng lắm thì nói là tai nạn, bởi đằng sau kẻ giết các kiểm lâm chân chính này là những cái dù cỡ bự.

RFA cũng dẫn lời một viên chức kiểm lâm khác cho biết: “Chung là ngày nào cũng có đi làm hết, nó khai thác gõ, chò, chò đá, sến, dỗi, lim… Kiểm lâm vẫn loanh quanh đây thôi nhưng làm thinh cho tụi nó làm, làm xong nó đưa tiền phần trăm, nó làm chi kệ nó. Thì nó lên trên rừng cao, trên đỉnh núi, khai thác xong thì thả từng khúc tuột xuống, sau đó cho trâu kéo, đưa ra thuyền ngoài lòng hồ và cho chuyển đi bán. Lâu lâu thì cũng bị bắt nhưng do kiểm lâm từ ngoài bộ vào, họ không quen biết…”

Rừng Trường Sơn bị khai tác đến kiệt quệ hậu quả là những cơn lũ sẽ dễ đàng đổ về hạ nguồn, hồ thủy điện đầy nước dẫn đến phải xả nước. Khiến người dân đồng bằng phải chịu cảnh ngập lụt.

Một điểm nóng về chặt phá rừng nữa là tây nguyên. Riêng tỉnh Đắc Lắc trong 5 năm (2009 – 2014) đã phát hiện hơn 10.000 vụ chặt phá rừng (tức bình quân 1 ngày có 5, 6 vụ). Diện tích đất rừng bị lấn chiếm là 26.500 ha, nhưng mới chỉ trồng lại 2.000 ha rừng.

Thủy điện phá rừng

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT từ năm 2006 đến tháng 10/2013, cả nước có 205 dự án thuộc 27 tỉnh thành có rừng chuyển đổi sang làm thủy với diện tích gần 20.000ha

Dù đã có nghị định quy định rõ, chủ đầu từ khi thực hiện các dự án có diện tích chuyển đổi rừng làm thủy điện, thì phải có phương án trồng rừng khả thi xong rồi mới được khởi công công trình; đối với những tỉnh không còn đất trồng rừng thay thế thì phải nộp số tiền theo dự án trồng rừng thay thế.

Tuy nhiên đến nay mới có 2.445 ha rừng được trồng lại con số này rất thấp so với hàng chục ngàn ha rừng bị phá làm thủy điện, các chủ đầu tư hầu hết đều trốn trách nhiệm trồng lại rừng, hay nộp phí dịch vụ môi trường rừng.

Sự thật kinh hoàng về các dự án làm thủy điện?

Mặc dù có nhiều dự án phá rừng làm thủy điện, nhưng cũng có dự án phải bỏ dở nửa chừng, hoặc nhượng lại cho đối tác khác, lý do là vốn đầu tư lớn nhưng hiệu quả thấp, sự thật thế nào?

Nhưng những người trong cuộc đều biết rằng, làm dự án thủy điện chẳng qua là để có lý do khai thác rừng, khai thác rừng xong thì nói dự án thủy điện không hiệu quả nên bỏ giữa chừng. Nhiều cánh rừng già bị mất vĩnh viễn vì những dự án thủy điện.

Những dự án thủy điện loại này đều chọn vị trí nơi rừng đặc dụng, vùng lõi vườn quốc gia. Sau khi “chạy” được giấy phép xong rồi thì tha hồ khai thác gỗ, khai thác lâm sản một cách hợp pháp. Khai thác xong thì cứ để dự án nằm yên ở đấy cho đến lúc “được” thu hồi giấy phép. Vì thế, báo cáo của Bộ NN-PTNT nhấn mạnh: “Rừng bị phá không kiểm soát được”.

Hậu quả là khô hạn, mùa mưa lũ thì lũ quét nơi hạ du, người dân mất mùa phải chịu khổ

Các cánh rừng già nguyên sinh hiện nay đang bị khai thác vô tội vạ và chỉ còn lại vài phần trăm, còn lại là rừng tái sinh.

Và cuối cùng hậu quả là người dân vẫn phải gánh chịu, mùa khô thì gặp khô hạn thiếu nước; mùa mưa thì nước lũ tràn về, thủy điện phải xả nước. Rừng ngoài ý nghĩa lá phổi xanh, cũng đồng thời là thước đo lòng tham và trách nhiệm của các quan chức.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc