Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Những truyền thuyết về đông y được lưu truyền trong lịch sử (P1)
Khả năng chữa bệnh của đông ý rất kỳ diệu, vì đông nghiên cứu là nhắm thẳng vào thân thể người, sinh mệnh và vũ trụ. Trong khi đó tây y thì thấy mới tin, mới nghiên cứu.

Ảnh thuocvuonnha.com

Rất nhiều câu chuyện về các vị thần y thưở xưa vẫn còn được lưu truyền lại cho đến hôm nay.

Những phương thức chữa trị kỳ diệu của họ đã được ghi nhận trong chính sử phương Đông. Khoa học hiện đại cục hạn không cách nào lý giải được nhiều hiện tượng kỳ bí, đặc biệt là thuyết vô Thần do Đảng tuyên truyền càng khiến cho hầu hết người dân khó nhận ra sự thật đằng sau đông y truyền thống, bao gồm mối quan hệ mật thiết giữa đông y và tu luyện.

I. công năng đặc dị của Biển Thước trong Sử Ký

Biển Thước là một danh y trong lịch sử Trung Quốc. Theo Sử Ký, một ghi chép lịch sử đồ sộ về Trung Quốc và thế giới cổ đại, Biển Thước tên là Tần Việt Nhân. Ông là người của nước Trịnh. Thời trẻ, Biển Thước từng làm việc tại một khách quán, tại đây ông gặp một vị khách tên là Trường Tang Quân. Biển Thước cảm thấy Trường Tang Quân cũng không phải là người tầm thường, và rất cung kính lễ độ với ông ấy. Trường cũng đánh giá cao Biển Thước.

Giao lưu hàng thập kỷ, đến một ngày Trường bảo Biển Thước ngồi xuống và nói: “Ta có một phương thuốc bí mật, nay ta đã già rồi, muốn truyền cho ngươi, ngươi nhất định không được tiết lộ cho người khác.” Biến Thước đáp: “Ta nhất định không làm vậy.”

Trường Tang Quân lấy ra một ít thảo dược và nói: “Hãy pha thuốc này với nước ở hồ Thượng Trì và uống trong 30 ngày. Điều này sẽ giúp ngươi có công năng thấu thị vật thể.” Sau khi đưa thảo dược cho Biển Thước và truyền đạt tất cả những phương thuốc bí mật khác, Trường Tang Quân đột nhiên biến mất.

than-y-4

Ảnh thuocvuonnha.com

Biển Thước đã dùng thuốc theo lời hướng dẫn của Trường Tang Quân, nhờ đó có thể cách tường khán vật. Ông trở thành một đại phu chẩn bệnh giỏi. Dù có vẻ như ông chẩn đoán bằng cách bắt mạch, nhưng thật ra ông có thể nhìn thấy vấn đề từ nội tạng của họ. Ông lúc thì hành y tại nước Tề, có khi lại đến nước Triệu.

Biển Thước không phải là vị đại phu duy nhất có khả năng này. Theo lịch sử, một danh y khác là Tôn Tư Mạc, một người tu luyện theo trường phái Đạo, cũng có công năng đặc dị thấu thị nhân thể.

than-y-1

II. Triệu Giản Tử chu du chốn Thần tiên

Sử Ký viết, Triệu Giản Tử mắc bệnh, bất tỉnh năm ngày. Nhiều đại phu đã đến chẩn bệnh nhưng không có kết quả, vì thế họ đã mời Biển Thước đến.

Biển Thước đến trước tiên xem bệnh, sau đó ông nói: “Huyết mạch hết sức bình thường. Đừng lo lắng. Tần Mục Công từng gặp tình trạng này, và đã tỉnh dậy sau bảy ngày. Tình trạng của Triệu tiên sinh giống hết như Tần Mục Công. Ông ấy sẽ tỉnh dậy trong vòng ba ngày và sẽ kể một câu chuyện.”

Triệu Giản Tử đã tỉnh dậy sau hai ngày rưỡi, đúng như lời đoán của Biển Thước, đã kể lại cho các đại phu: “Tôi đã đi gặp các vị Thần trên trời. Tôi đi ngao du thiên quốc và thấy hàng trăm vị Thần.”

Ghi chép lịch sử này đã cho thấy tính chính xác trong chẩn đoán của Biển Thước.

III. Hậu Hán Thư ghi chép trường hợp phân biệt giữa nam và nữ chỉ bằng cách bắt mạch

Hậu Hán Thư ghi chép một trường hợp về đại phu Quách Ngọc đoán giới tính của bệnh nhân chỉ bằng việc bắt mạch. Quách Ngọc là người ở khu vực Quảng Hán thuộc nước Lạc. Thầy của ông, Trình Cao, là học trò của Phù Ông, có khả năng chữa lành bệnh tức thời chỉ với một cây kim bằng đá. Sách của Phù Ông là Châm Kinh và Chẩn Mạch Pháp đã được lưu truyền cho đời sau.

Trương Trọng Cảnh và Hoa Đà, hai Đại Danh Y thời nhà Hán được cho là có khả năng siêu thường. (KanZongGuo.com)

Trương Trọng Cảnh và Hoa Đà, hai Đại Danh Y thời nhà Hán được cho là có khả năng siêu thường. (KanZongGuo.com)

Quách Ngọc là Thái y của Hán Hòa Đế (79-105 sau Công nguyên). Phương thuốc của ông rất hiệu quả, nên nhà vua rất tò mò về khả năng của ông. Ông ra lệnh cho một người hầu nam có bàn tay giống nữ giới, và một nữ tỳ, ẩn sau một tấm màn, và sau đó bảo Quách Ngọc bắt mạch cho tay trái của người nam và tay phải của người nữ.

Khi được hỏi người này có bệnh gì, Quách Ngọc đáp: “Tay trái là mạch dương còn tay phải là mạch âm. Thật kỳ lạ khi một người có cả mạch âm lẫn mạch dương. Thần đang tìm nguyên nhân.” Nhà vua đã không ngớt lời tán thán.

IV. Ngũ Cầm Hý của Hoa Đà trong Tam Quốc Chí

Theo Tam Quốc Chí, Ngô Phổ ở Quảng Lăng, và Phiền A ở Bành Thành, đều là học trò của danh y Hoa Đà. Hoa Đà nói với Ngô Phổ rằng:

“Con người cần vận động nhưng không thể quá sức. Vận động cho phép lương thực tiêu hóa, năng lượng lưu thông tốt và tránh xa bệnh tật. Nó giống như một bản lề cửa không bao giờ bị mối mọt. Vì thế các bậc những Thánh nhân cổ đại rất giỏi việc điều khiển năng lượng của họ. Việc duỗi các cơ bắp và khớp nối có thể làm chậm quá trình lão hóa của con. Ta có một bộ bài tập tên gọi là Ngũ Cầm Hý, bắt chước theo hổ, hưu, gấu, khỉ và chim.

“Bộ bài tập này có thể tiêu trừ bệnh tật, khiến cho con linh hoạt, và lưu thông năng lượng tốt. Khi cảm thấy không khỏe, con hãy đứng dậy và tập một bài. Sau khi mồ hôi đổ ra, hãy dùng bột thuốc và con sẽ cảm thấy nhẹ nhàng với sự thèm ăn lành mạnh.” Ngô Phổ đã làm theo lời dạy của thầy. Ông đã sống đến tận cửu tuần với hàm răng chắc khỏe, thính giác tốt và thị giác nhạy bén.

(Còn tiếp)

Theo minghui.org

Bài liên quan:

>> Tôn Tư Mạc làm việc nghĩa, Long Vương ban phương thuốc quý báo ân

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc