Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Đạo lý sinh mệnh: 3 hồn 7 vía mang ý nghĩa gì

Vía còn gọi là phách, Đạo gia cho rằng con người có ba hồn bảy phách. Vậy ba hồn là gì? Bảy phách là gì? Chúng ta thường nói, “đứa trẻ này bị mất hồn“, “cô gái này hồn siêu phách lạc“, “ai đó bị hồ ly cướp mất hồn”… đây chỉ là câu ví von hay có đạo lý sinh mệnh, ý nghĩa bệnh lý gì?

Linh hồn

(Ảnh minh họa: IE)

Dưới đây là lý giải về ba hồn bảy phách dựa trên đạo lý của sinh mệnh.

Ba hồn

Con người có ba hồn, ba hồn phân biệt là Thai quang, Sảng linh, U tinh. Ba hồn là ba bộ phận cấu thành của Thần. Con người nếu mất đi một hoặc hai hồn có thể sống được, nếu mất ba hồn, chính là chỉ còn lại thể xác.

Tiêu chuẩn để phán đoán sinh tử của trung y là gì?

Tiêu chuẩn phán đoán sinh tử con người của y học hiện đại khoảng 20 – 30 năm trước là xem vào tim còn đập hay không, hoặc xem người ta còn thở hay không. Nhưng rất nhiều người tim ngừng thấp, mũi ngừng thở, sau khi hô hấp nhân tạo liền cứu sống được, vì thế người ta dùng não làm tiêu chuẩn để phán đoán tử vong. Còn trung y lại cho rằng, sau khi một người thất thần, cho dù thân xác thịt của họ vẫn có thể đi lại, hoạt động, ăn uống, nhưng họ thực sự đã chết rồi.

Trong ba hồn thì quan trọng nhất là Thai quang, đây là ánh sáng của sinh mệnh, nếu không có nó, thì người ta coi như không còn. Qua tiểu thuyết đã được dựng thành phim “Hoàng Liên Hậu Phác” (黄连厚朴), có thể thấy khả năng văn học và y học của tác giả là rất uyên thâm. Trong truyện có một tình tiết, vị thầy thuốc trung y khi xem bệnh cho một vị giám đốc đã nói: “Ông hãy về chuẩn bị hậu sự thôi!”.

Vị giám đốc nói: “Ông điên à! Vậy ông nói xem ngày nào tôi sẽ chết?”. Sau khi vị thầy trung y nói ra ngày cụ thể, vị giám đốc liền nói: “Đến ngày đó, tiệm cơm Vương phủ tôi mở tiệc mời ông đến dùng”. Cuối cùng vị giám đốc thực sự đã không sống qua khỏi ngày mà thầy thuốc trung y nói.

Một người nói: “Lúc xem bộ phim này, tôi đã tốt nghiệp đại học trung y và cũng đã đi làm. Lúc đó tôi thầm nghĩ: Có điều gì đó huyền bí? Tuy là người học trung y, nhưng tôi cũng không tin. 10 năm sau, tôi mới thực sự tin“. Đây chính là nói, trung y cổ đại xem bệnh như vậy, trước tiên họ xem Thần của con người có còn hay không, Thai quang có còn không, họ chính là thông qua điều này mà phán đoán sinh tử của một người.

Hồn thứ hai gọi là Sảng linh. “Linh” là từ “Do” đơn giản hóa mà thành. Mọi người muốn học trung y thì phải học tư tưởng của đạo gia. Vậy “Linh” có nghĩa gì? Một thầy mo, thông qua niệm chú, nói chuyện có thể câu thông với thiên địa. Hình thức này người xưa gọi là “chúc do”.

Chúng ta hiện nay thường nói “chúc bạn sinh nhật vui vẻ”, là vẫn còn dùng chữ “chúc” này, nhưng rất ít người biết về ý nghĩa và ngồn gốc ban đầu của nó. Chúc là khấn, chúc xong sẽ đến cầu mưa, niệm chú câu thông với thiên địa, trời liền mưa, gọi là “Linh”. Mỗi người đều có Sảng linh. Sảng có nghĩa là vui.

Rất nhiều người có khả năng tính nhẩm, trong đó có cả những thiên tài ngốc, cho họ biết một ngày ngẫu nhiên, họ có thể cho bạn biết ngày đó là thứ mấy. Điều này không dùng logic tính ra được, đó là một bản năng thiên phú. Sảng linh quyết định trí lực, trí tuệ cũng như phản ứng nhanh chậm của con người. Sảng linh là một bộ phận của hồn, vì thế Khổng Tử nói: “Sinh ra đã biết là đệ nhất, học rồi mới biết chỉ là đệ nhị”. Nhiều người bị thiểu năng trí tuệ, chính là Sảng linh đã bị mất.

Hồn thứ ba gọi là U tinh. Nó quyết định tính của một người, quyết định tương lai họ sẽ yêu người nào. Chúng ta thường nói “bị ai đó lấy mất hồn”, “tinh thần chán nản”, “hồn phi phách tán”… hồn nói ở đây chính là chỉ U tinh. Rất nhiều người sau khi thất tình đau khổ tột cùng, nhìn ai cũng không thấy thuận mắt, cũng không muốn yêu nữa, đó là bởi vì U tinh tiêu mất rồi, hay thường gọi là hao tổn tinh thần. 

Vậy khi người ta đi ngủ, những hồn này đặc biệt là Thai quang, sẽ ở vào trạng thái nào? Thai quang vốn dĩ chiếu sáng toàn thân, nhưng lúc này  ánh sáng bắt đầu được điều chỉnh tối đi, người ta sẽ tiến vào giấc ngủ. Nhưng phách của người ta vẫn hoạt động.

Người học qua lý luận trung y đều biết rằng, gan tàng hồn, phổi tàng phách. Con người khi chết phách sẽ rời khỏi thân thể, vậy phách từ đâu rời khỏi thân thể? Trung y cho rằng thân thể có một cánh cửa, gọi là phách môn, nó là cửa mà phách sẽ rời khỏi thân thể người. Phách môn chính là  hậu môn, vì thế người xưa cấp cứu người sắp chết, thì việc đầu tiên là họ bịt hậu môn lại.

Bắt mạch

Bắt mạch. Ảnh kannewyork.com

Thất phách trong trung y là gì? Chúng có chức năng thế nào?

Phách thứ nhất chi phối hô hấp. Khi người ta ngáy ngủ, thì phách này chính là có vấn đề. Muốn biết người nào có phách lực hay không thì hãy xem khi ngủ họ như thế nào. Khi ngủ nhìn giống như một đứa trẻ, hô hấp đều, không trở mình, không vặn vẹo, ngủ thẳng một giấc, thì gọi là có phách lực. Nếu khi ngủ thở khò khè như có đờm chắn, luôn ho khan, thở gấp, thì đều là phách có vấn đề. Vậy trị liệu như thế nào? Chủ yếu là điều chỉnh hệ thống phổi và đại tràng.

Phách thứ hai chi phối nhịp tim. Trong giấc ngủ, nhịp tim đột ngột tăng lên, huyết áp đột ngột tăng cao, hoặc tim đập quá chậm, thậm chí gián đoạn, chính là phách thứ hai có vẫn đề.

qua-tim

 

Trong giấc ngủ, nhịp tim đột ngột tăng lên, hoặc tim đập quá chậm, thậm chí gián đoạn, chính là phách thứ hai có vấn đề. (Ảnh sưu tầm từ Internet)

Phách thứ ba chi phối tiêu hóa. Giả sử buổi tối ăn cơm xong, sáng sớm hôm sau cảm thấy đói bụng, chính là vì thức ăn đều đã được tiêu hóa. Điều này cho thấy phách này không có vấn đề gì. Người khi thức dậy đánh răng cảm thấy buồn nôn, bụng vẫn no, miệng có mùi hôi, không muốn ăn cơm, chính là phách này có vấn đề.

Phách thứ tư khống chế thủy dịch. Giả sử buổi tối uống nước, sáng hôm sau thức dậy đi tiểu ra nhiều nước, rất thỏai mái. Điều này cho thấy phách khống chế thủy dịch này rất mạnh, không chỉ có thể tiêu nước, mà còn có thể bịt kín nó lại. Người phách lực này yếu, sẽ hay đi tiểu đêm, buổi tối dù chỉ uống chút nước cũng phải đi tiểu vài lần.

Phách thứ năm phục hồi chức năng sinh sản. Nếu buổi tối có sinh hoạt tình dục, sau đó ngủ cả đêm, hôm sau thức dậy “sinh khí” vẫn bừng bừng. Điều này cho thất phách này rất tốt. Nếu buổi tối có sinh hoạt tình dục, hôm sau thức dậy xương sống thắt lưng đau, toàn thân mệt mòi, điều này cho thất phách này bị dùng quá nhiều hoặc chức năng phục hồi kém.

Phách thứ sáu quản chế nóng lạnh. Sau khi người ta ngủ vẫn còn có cảm giác, nếu lạnh thì trong mộng cũng sẽ đắp chăn. Vậy phách quản chế nóng nếu gặp vấn đề, thì sẽ như thế nào? Là sau khi ngủ dậy rất dễ bị cảm. Rất nhiều trẻ em đều là đắp nhiều chăn mền, ngày hôm sau chảy nước mũi, cảm lạnh. Còn có một số người nóng lạnh thất thường, sau khi ngủ toàn thân ướt đẫm mồ hôi, chính là bởi vì phách này có vấn đề.

Phách thứ bảy có chức năng cảnh giác. Người có phách cảnh giác quá mạnh, chỉ cần có chút động tĩnh nhỏ là đã thấy lo lắng, khi ngủ nếu đóng cửa tắt đèn, hoặc vợ hay chồng đi ra ngoài là không ngủ được. Có người phách cảnh giác quá yếu, thì khi ngủ giống hệt như bất tỉnh, có ai vào phòng cũng không biết. Vô luận là quá cảnh giác hoặc quá không cảnh giác, thì đều là phách này có vấn đề.

Lê Hiếu biên dịch

Theo tinhhoa.net

Bài liên quan:

Có thực sự tồn tại linh hồn?

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc