Home » Xã hội » Cắt lương, thưởng nếu của sếp doanh nghiệp Nhà nước tuyển dụng vượt khung

Nếu người đi xin việc lo lắng về việc khi chấm dứt hợp đồng làm việc tại cơ sở nhà nước sẽ thất nghiệp thì có lẽ quy định mới đây sẽ là tin vui cho người dân.

Sếp doanh nghiệp Nhà nước bị cắt lương, thưởng nếu tuyển dụng vượt khung

Cùng với đó, lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu và không kéo dài thời gian nâng lương, giảm mức tiền lương…
Nghị định 51 quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ vừa được Chính phủ ban hành, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp trong trường hợp tuyển dụng nhân sự vượt “khung”.

Theo đó, về quản lý lao động, doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch lao động hằng năm dựa trên kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cơ cấu tổ chức… để làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng lao động. Tổng số lao động trong kế hoạch lao động hàng năm trong điều kiện sản xuất, kinh doanh bình thường không được vượt quá 5% so với số lao động thực tế sử dụng bình quân của năm trước liền kề (sau khi đã cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại).

Tuyển dụng vượt chỉ tiêu, lãnh đạo Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước sẽ bị cắt lương, thưởng

Về thang, bảng lương và phụ cấp của người lao động, lãnh đạo doanh nghiệp được xây dựng theo Nghị định số 49 ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương. Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện, doanh nghiệp được trích lập quỹ dự phòng (không vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện) để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau. Đối với công ty sản xuất, kinh doanh có tính mùa vụ thì quỹ này không vượt quá 20% quỹ tiền lương.Căn cứ kế hoạch này, lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động, bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động…. Trong trường hợp tuyển dụng vượt kế hoạch khiến người lao động không có việc làm, phải chấm dứt hợp đồng lao động thì tổng giám đốc, giám đốc phải chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty. Cùng với đó, hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty phải chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu và không được thưởng, tăng lương, kéo dài thời gian nâng lương, giảm mức tiền lương.

Nghị định cũng quy định, quy chế trả lương được xây dựng và chi trả theo vị trí, chức danh công việc, bảo đảm trả lương thỏa đáng (không hạn chế mức tối đa) đối với người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật… Không được sử dụng quỹ tiền lương của người lao động để trả thù lao cho ban lãnh đạo (gồm hội đồng thành viên, chủ tịch, kiểm soát viên, tổng giám đốc, giám đốc…).

Anh Minh

Theo vnexpress.net

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc