Home » Cổ truyền, Văn hóa » Tam Tự Kinh – Tập 14 – Câu chuyện vua Càn Long và Kỷ Hiểu Lam

Tam tự Kinh là cuốn sách nổi tiếng bậc nhất trong văn hóa cổ truyền Trung Quốc. Theo thể thơ 3 chữ dễ nhớ mang tính nhân văn rất tốt cho việc bồi bổ tâm hồn con người. Đến nay dù lịch sử thay đổi nhưng cuốn sách này vẫn giữ nguyên giá trị của nó.

tam-tu-kinh-2

 

Phiên âm Hán Việt

 

Phàm huấn mông, tu giảng cứu

Tường huấn cổ, minh cú độc

Vi học giả, tất hữu sơ

Tiểu học chung, chí tứ thư

Tạm dịch

Phàm khi dạy học, phải xét kỹ.

Tường tận nghĩa xưa, ngắt câu rõ ràng

Bởi người đi học, ắt phải học từ đầu

Học xong tiểu học rồi mới đến tứ Thư.

Dịch nghĩa

Khi dạy bảo trẻ nhỏ bắt đầu học, thì thầy giáo cần phải chú trọng đến cách dạy học, cần phải giải thích rõ ràng ý nghĩa từng câu từng chữ, đồng thời dạy trẻ cách ngắt câu khi đọc sách.

Việc học hành trước tiên phải có được nền tảng vững chắc, bằng cách hiểu được ý nghĩa, âm đọc, cách viết của từng chữ, sau đó mới đọc, học và nghiên các sách như Tứ thư. Trong các sách cổ của Trung Quốc không có dấu câu, vậy nên thầy giáo phải hướng dẫn học sinh ngắt câu như thế nào, nếu như ngắt câu bị sai thì ý nghĩa sẽ bị sai khác đi rất lớn. 

Đàm luận

Trung Quốc thời cổ đại có một đoạn thời gian vẫn chưa sử dụng dấu câu. Cho nên cách ngắt câu là rất quan trọng. Nếu sai sót một chút cũng có thể tạo ra sai khác rất lớn. Chỉ có những người có kiến thức sâu rộng, học rộng biết nhiều mới có thể vượt qua những sai sót khi sáng tác văn chương. 

Những ai từng học qua tiếng Trung Quốc đều không khỏi không thích thú. Bởi vì từng chữ từng chữ đều chứa đựng từng câu chuyện ý nghĩa thâm sâu. Trong chữ có Đạo cho nên những người học rộng biết nhiều thường được gọi là những bậc thánh hiền. Mỗi chữ chứa đựng những đạo nghĩa, dạy con người sống có chuẩn tắc và quy luật tiềm ẩn. Nhờ vậy mà những ai có thể hiểu được thì mới thấy tiếng Trung rất thú vị. Học tiếng Trung Quốc không chỉ là học chữ mà còn là học những giá trị nhân văn, học được lịch sử, quy luật của vũ trụ và những kiến thức mà khoa học ngày nay chỉ là những phát hiện theo sau. 

Dù Trung Quốc có lịch sử tồn tại mấy ngàn năm nhưng ngày nay, rất khó để người Trung Quốc và thế giới có thể tìm lại được nét đẹp và tinh hoa văn hóa xưa. Sau Cách mạng Văn hóa, tất cả các loại sách quý, sách về đạo, tôn giáo tín ngưỡng… Những tinh hoa ấy đã bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiêu diệt hết. Tiếp đến là thay vào đó những học thuyết đấu tranh, vô thần luận, tôn thờ Mao Trạch Đông. Trung Quốc với nền văn mình hàng ngàn năm bị hủy hoại chỉ trong thời gian ngắn ngủi thời Đại Cách Mạng Văn hóa. Từ đó, người Trung Quốc theo văn hóa Đảng đã xuất hiện những thứ biến dị, những thứ ngoại lai và tệ nạn xã hội. Con người từ đó đến nay càng ngày càng độc ác, hung hăng, và lạnh lùng. Chính vì học thuyết Giả Ác Đấu mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đẩy Trung Quốc đến bờ bị hủy diệt.

Ngày nay Đoàn nghệ thuật Thần Vận. Thông qua múa cổ điển và ca hát. Thần Vận cho khán giả thế giới một góc nhìn khác của Trung Quốc. Đó chính là nền văn minh 5000 năm trước. Những câu chuyện lịch sử nổi tiếng được tái hiện một cách sống động cùng với đội ngũ diễn viên múa tuyệt đỉnh. Văn hóa truyền thống đó mới đích thực là văn hóa của Trung Quốc. 

Câu chuyện về vua Càn Long và Kỷ Hiểu Lam nhé.

Kỷ Vân, tên chữ là Kỷ Hiểu Lam, là một đại học sĩ nổi tiếng triều Thanh. Với học thức uyên thâm, nên ông rất được vua Càn Long trọng dụng. Ông nhậm chức lễ bộ thượng thư, đồng thời phụ trách biên soạn tứ khố toàn thư.

Một hôm, Kỷ Hiểu Lam đến thư viện như thường ngày để biên tập tứ khố toàn thư. Vì thời tiết oi bức nên Kỷ Hiểu Lam đã cởi áo ngoài ra. Ngày xưa, nếu mũ áo quan không chỉnh tề thì sẽ bị tội phạm thượng. Nên trong lúc nguy cấp, Kỷ Hiểu Lam bèn chui xuống dưới gầm bàn trốn. Đúng lúc vua đang cảm thấy nóng bức, nhìn kỹ xung quanh thì thấy bút mực trên bàn chưa khô, lại thấy miếng phủ bàn động đậy. Vua hiểu rõ sự tình, bèn mỉm cười, ông ra lệnh cho tùy tùng kg được lên tiếng, rồi ngồi xuống bàn, thong dong phe phẩy quạt. Kỷ Hiểu Lam bị hoàng thượng phát hiện, sợ quá, bèn vội vã bò ra. Vì trước lúc bò ra, Kỷ Hiểu Lam đã gọi hoàng thượng là Lão đầu tử nên bị vua trách tội. Ông giải thích lý do cho hoàng thượng tại sao lại gọi như thế. Nhà vua thấy hợp lý và không trách tội ông nữa. Cũng nhờ Kỷ Hiểu Lam ham học từ nhỏ, đọc nhiều sách vở, học rộng biết nhiều, kiến thức phong phú nên trong lúc lâm nguy có thể bình tĩnh, hóa nguy thành an. Không những không bị trừng phạt, mà vua Càn Long còn thưởng ông nữa. Vua Càn Long đưa cho ông cây quạt giấy chưa đề chữ, nhờ ông viết vài câu. Kỷ Hiểu Lam nhớ lại cảm giác nóng bức lúc nãy trốn dưới gầm bàn nên cắm bút viết bài thơ “Xuất tái” của Vương Tri Hoán. Vua cầm quạt lên đọc thơ thì thấy thiếu chữ. Vua nổi giận cho rằng Kỷ Hiểu Lam đang thử mình. Kỷ Hiểu Lam một lần nữa xử trí rất thông minh Ông nói ông viết bài “Từ xuất thái” chứ không phải bài “Xuất tái”. Sau khi Kỷ Hiểu Lam đọc lại bài thơ, vua Càn Long nghe xong không ngớt khen ngợi tài trí và khả năng viết chương của ông. Bởi vì thời đó vẫn chưa sử dụng các loại dấu câu. Nếu không Kỷ Hiểu Lam khó mà thoát khỏi tội khi quân. 

Phim hoạt hình

https://www.youtube.com/watch?v=ulWbDrCVGFA

Theo chanhkien

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc