Home » Cổ truyền, Văn hóa » Tam Tự Kinh – Tập 15 – Câu chuyện về Khổng Tử
Tam tự Kinh là cuốn sách nổi tiếng bậc nhất trong văn hóa cổ truyền Trung Quốc. Theo thể thơ 3 chữ dễ nhớ mang tính nhân văn rất tốt cho việc bồi bổ tâm hồn con người. Đến nay dù lịch sử thay đổi nhưng cuốn sách này vẫn giữ nguyên giá trị của nó.

maxresdefault

Phiên âm Hán Việt

Luận ngữ giả, nhị thập thiên

Quần đệ tử, ký thiện ngôn

Mạnh tử giả, thất thiên chỉ

Giảng đạo đức, thuyết nhân nghĩa

Tạm dịch

Sách Luận Ngữ, có hai mươi thiên

Do các đệ tử ghi chép lại lời dạy hay

Sách Mạnh Tử, chỉ có bảy thiên

Giảng về đạo đức, nói về nhân nghĩa

Diễn nghĩa

Cuốn Luận Ngữ có hai mươi thiên do nhiều đời học trò của Khổng Tử ghi chép lại. Đây là các ghi chép do các học trò của Khổng Tử cùng ông đàm đạo với nhau về học vấn và chính trị. Cuốn Mạnh Tử có tổng cộng bảy thiên. Nội dung nói về đạo đức nhân nghĩa.

Đàm luận

Người Việt Nam từ xưa cũng kế thừa tư tưởng của Nho gia. Cũng từng có một thời hưng thịnh. Ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia mà Khổng Tử để lại có thể nói là với toàn thế giới. Những giáo huấn của ông nếu đem so sánh với thời hiện đại thì có thể nói là tiên tiến hơn rất nhiều.

Trong những phương pháp giảng dạy của Khổng Tử thì “hữu giáo vô loại” tức là học vấn không phân biệt sự khác nhau giữa người và người. Vậy tại sao Khổng Tử lại chọn cách dạy đó? Ai có thể trả lời cho câu hỏi này. Có lẽ là bởi Khổng Tử từ nhỏ đã đọc nhiều sách thánh hiền, việc học và đọc sách cũng xem như việc học đạo nên người thời đó rất coi trọng đạo đức nên ông rất quan tâm đến tâm tính của từng học trò để có cách dạy riêng cho từng người. Có thể trong cuộc sống thực tế thời bấy giờ, khi tiếp xúc với những loại người khác nhau, ông nhận thấy những người thuộc các giai tầng khác nhau trong xã hội có người tốt kẻ xấu, vậy nên chỉ cần ai có tâm muốn học tập, muốn tiến bộ và sống cho đúng thì đều dạy dỗ như nhau. Cũng có thể ông nhận thức được rằng chỉ có con đường học vấn mới khiến con người tiến bộ về mọi mặt, trong đó có cả việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân… Nhìn chung, Khổng Tử rất quan tâm đến việc cải thiện tâm tính con người, tất cả những bài giáo huấn và cách sống của ông đều là để muốn các học trò của mình nêu cao đạo đức, sống lương thiện và có ích cho xã hội. Nhờ vậy mà thời đó, nơi nào có sự dạy dỗ của ông thì cuộc sống người dân ở đó được thái bình và hưng thịnh.

Từ bài học của Khổng Tử về giáo dục, xã hội hiện nay dù đã đi sau bao nhiêu năm nhưng không thể nào đạt được sự tiến bộ như thời của Khổng Tử. Nếu so sánh các nước trên thế giới thì những nước áp dụng cách giáo dục giống với Khổng Tử như Phần Lan, Mỹ… rất chú trọng tới nhận thức và chất lượng học tập của từng học sinh, có thể bỏ qua và xem nhẹ những hình thức không cần thiết mà chỉ tập trung vào khả năng tiếp thu của học trò, vào sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tế cuộc sống thì có thể tạo ra những tiến bộ vượt bậc. Áp dụng phương pháp giáo dục coi trọng vào các chuẩn mực đạo đức, trau dồi đức tính lương thiện và sống vì cộng đồng thì quốc gia chắc chắn giàu mạnh và hòa bình. Tuy nhiên, thực tế Việt Nam không thể làm được điều này. Ngành giáo dục có quá nhiều tiêu cực vì ngay cả giới lãnh đạo, những người đi đầu trong giáo dục chưa phải là tấm gương tốt. Bởi giáo dục là nền tảng, là bước đầu quyết định sự tốt xấu, giàu hay nghèo của xã hội. Từ nhỏ đến lớn, từ thế hệ trước cho đến thế hệ sau là cả một hệ lụy. Khi cái gốc đã không còn tốt thì cả cây sẽ chết dần chết mòn từ bên trong cho đến bên ngoài. Đây là thực tế đau buồn nhiều người hiểu nhưng bất lực, rất khó thay đổi. Vậy còn bạn, bạn nghĩ sao về giáo dục hiện nay và thời của Khổng Tử? Bạn muốn có một nền giáo dục như thế nào? Hãy chia sẻ cách mà bạn nghĩ mỗi người nên làm hiện nay.

Câu chuyện về Khổng Tử

Khổng Tử tên Khâu, tự Trọng Ni, là người nước Lỗ thời Xuân Thu chiến quốc cách đây khoảng 250.000 năm về trước. Cha Khổng Tử qua đời năm ông được 3 tuổi để lại 2 mẹ con nương tựa vào nhau. Mặc dù gia cảnh nghèo khó nhưng ông từ nhỏ đã thông minh và rất ham học, nỗ lực vươn lên. Lớn lên, ông dần dần nổi tiếng gần xa, nhiều người biết ông rất có học vấn nên đến theo học ông. Do thời đó còn chưa phổ cập giáo dục, nên ngoài vương tôn quý tộc, những người bình thường đều không được học hành. Khổng Tử là người đề xướng “hữu giáo vô loại”. Tức là người chỉ cần có nỗ lực học tập, dù là người nông hay bình dân, giàu hay nghèo, thông minh hay ngốc nghếch, người tốt hay kẻ ác, ông đều muốn dạy bảo họ.

Khổng Tử dựa vào đặc điểm của từng người mà có cách dạy riêng. Phương pháp dạy theo năng khiếu từng người này đã mở cho người đời sau những gợi mở rất lớn. Dưới sự dẫn dắt từng bước của Khổng Tử, các học trò của đều rất cần cù học hỏi, hướng tới những điều tốt đẹp, cùng với đó, những truyền thống tốt đẹp cũng được truyền thừa tiếp nối.

Khi ông được 52 tuổi, ông nhận chức quan Đại Ty Khấu của nước Lỗ. Ông tuyên dương lễ giáo, dùng đức hạnh cảm hóa bách tính. Nước Lỗ bấy giờ ngày càng an thịnh và giàu mạnh, đi đường thấy của rơi không ai nhạt, đem không cần đóng cửa cài the, các nước gần xa đều học hỏi. Nhưng khi Lỗ Định Công lên nắm quyền. Vì quá ham luyến mỹ sắc, bỏ bê việc triều chính nên ông mất hết hy vọng, nên ông đành rời khỏi nước Lỗ. Thời đó, Trung Quốc bị phân chia thành rất nhiều nước nhỏ. Giữa các nước với nhau thường xuyên xảy ra chiến tranh. Vì thế mà cuộc sống của người dân không được yên ổn. Khổng Tử có biện pháp cai trị thiên hạ, cũng lại có tấm lòng nhân ái. Vì để cuộc sống của người dân an bình, vui vẻ, ông dẫn theo một vài môn sinh ông đắc ý, đi đến các nước hỏi thăm tìm kiếm vị vua có thể thực hiện hoài bão của ông.

Một lần khi học trò của Khổng Tử hỏi đường không được, lại được người nông dân khuyên nên ở lại với họ sống cuộc sống phiêu diêu tự tại. Tử Lộ đành buồn bã trở về xe ngựa, trong lòng nghĩ người nông dân kia nói cũng có lý. Thế là Tử Lộ bèn đem lời của người nông dân kể lại cho Khổng Tử, đồng thời thỉnh giáo thầy.

– Thưa thầy, chúng con chỉ cần học hành cho tốt, tu dưỡng phẩm hạnh là được rồi, hà tất phải vất vả thế này

– Ta cũng rất ngưỡng mộ cuộc sống phiêu diêu tự tại của người nông dân. Nhưng hiện nay, thiện hạ loạn như thế này, nếu người có học mà không làm hết trách nhiệm của mình, mà lại đi ẩn cư, sống tự do nhàn hạ, vậy thì ai lo việc thiên hạ nữa đây. Lúc này, ánh nắng chiều đang chiếu vào mặt Khổng Tử. Nhìn thấy nét mặt của thầy lộ vẻ bình tĩnh, ung dung và kiên định. Tử Lộ cảm thấy xấu hổ đỏ mặt

– Thưa thầy, con thật xin lỗi. Con đã quên những đạo lý mà thầy vừa dạy chúng con. Trách nhiệm của người có học chính là làm cho quần chúng thiên hạ có thể sống với nhau như một nhà , yêu thương nhau, chăm sóc nhau, đây mới là hoài bão của Nho gia.

14 năm sau, Khổng Tử trở về nước Lỗ, ông chuyên tâm vào việc dạy học, các học trò kế thừa tư tưởng của Khổng Tử, đồng thời cũng truyền rộng và đề cao tinh thần nhân đạo của Khổng Tử. Đây cũng chính là Nho gia mà đời sau người đời thường gọi. Về sau, các học trò lấy những lời dạy của Khổng Tử thường ngày dạy bảo họ và soạn thành cuốn sách Luận Ngữ. Cuốn sách này có ảnh hưởng rất lớn tư tưởng và đời sống của người Trung Quốc. Vì thế mà người đời sau cho rằng Khổng Tử là người sáng lập ra Nho gia, lưu danh ông là “vạn thế sư biểu” và “ chí thánh tiên sư”. (tức “bậc thầy muôn đời” và “bậc thầy đời trước đã đạt đến bậc thánh hiền”).

Phim hoạt hình

https://www.youtube.com/watch?v=TwbdyucPfAU

Theo chanhkien, youtube

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc