Home » Kinh doanh » 10 điều cần nói ngay khi mất việc
Bạn muốn nghỉ việc theo cách khiến sếp mình cảm thấy họ đã có một quyết định đúng đắn, hay theo một cách văn minh và để lại ấn tượng tốt đẹp ở nơi làm cũ? Dù thấy khó khăn thế nào, cũng đừng vì thế mà phá hỏng mối quan hệ của mình với công ty cũ.

Những điều cần nói ngay khi mất việc

Hãy hỏi lý do, chính sách hỗ trợ và đề nghị có cơ hội thứ hai, thay vì tức giận và nói ra những câu khiến bạn phải hối hận sau này.

Bị sa thải rõ ràng một trong những điều kinh khủng nhất. Và đương nhiên là bạn sẽ trải qua một loạt các cảm xúc tiêu cực như bàng hoàng hay giận dữ. Trong tâm trạng đó, người ta rất dễ nói ra những câu khiến mình phải hối hận sau này, Michael Kerr – tác giả cuốn “The Humor Advantage” cho biết.

“Cần nhớ rằng chỉ một giây phút hành xử thiếu chuyên nghiệp cũng có thể ảnh hưởng tới rất xấu tới danh tiếng của bạn. Kể cả những người thành công nhất cũng từng bị đuổi việc. Đó chỉ là hoàn cảnh tạm thời và sẽ chẳng thể hủy hoại cuộc đời bạn được đâu”, ông nói.

Giữ thái độ lịch sự và ra đi ngẩng cao đầu luôn là cách tốt nhất. Bạn muốn nghỉ việc theo cách khiến sếp mình cảm thấy họ đã có một quyết định đúng đắn, hay theo một cách văn minh và để lại ấn tượng tốt đẹp ở nơi làm cũ? Dù thấy khó khăn thế nào, cũng đừng vì thế mà phá hỏng mối quan hệ của mình với công ty cũ.

Theo Kerr, dưới đây là những điều bạn nên nói với sếp nếu chẳng may bị đuổi việc:

1. Tôi hiểu

nhung-dieu-can-noi-ngay-khi-mat-viec

Điều đầu tiên cần làm là cố gắng lắng nghe những gì sếp muốn bạn hiểu, dù việc đó có khó khăn thế nào đi chăng nữa.

2. Tôi có thể biết lý do được không?

Thay vì “xù lông nhím”, hãy hỏi rõ nguyên nhân khiến bạn bị sa thải. Hiểu rõ lý do sẽ giúp bạn dễ dàng đối diện với tình hình, cũng như tránh được điều tương tự khi ở công ty mới. Ngoài, bạn cũng biết được liệu quyết định đó có công bằng hay không.

3. Liệu tôi có thể có cơ hội thứ hai không?

Nếu vẫn yêu công việc và muốn gắn bó với công ty, hãy thử tìm kiếm một cơ hội thứ hai bằng cách trình bày cụ thể bạn sẽ nỗ lực cải thiện mình như thế nào. Có thể sếp sẽ không thay đổi quyết định, nhưng dù sao bạn cũng nên thử để biết mình còn sự lựa chọn nào không.

4. Tôi có được hỗ trợ gì sau khi nghỉ việc không?

Tùy từng trường hợp, một số công ty có dịch vụ hỗ trợ nhân giúp nhân viên tìm được công việc mới sau khi bị sa thải.

5. Công ty có chính sách trợ cấp thất nghiệp cho nhân viên không?

nhung-dieu-can-noi-ngay-khi-mat-viec-1

Hãy hỏi kỹ về các gói trợ cấp thất nghiệp. Và tốt nhất là yêu cầu được cung cấp tài liệu bằng văn bản về vấn đề này, bởi trong tâm trạng tồi tệ như vậy, bạn rất dễ bỏ lỡ những thông tin quan trọng.

6. Tôi có thể đưa thông tin của ngài hoặc các đồng nghiệp khác vào mục tham khảo trong đơn xin việc sau này được không?

Chắc chắn là bạn sẽ không muốn nhắc tới người đã sa thải mình trong thư xin việc, nhưng hoàn toàn có thể chọn một đồng nghiệp mà bạn có mối quan hệ tốt. Thậm chí trong một vài trường hợp, sếp cũ vẫn sẽ nói tốt cho bạn với nhà tuyển dụng.

7. Tôi vẫn còn một vài điểm thắc mắc, nên chúng ta có thể trao đổi lại vào lúc nào đó được không?

Hãy nói với sếp là bạn cần thời gian để nhìn nhận vấn đề. Bạn có thể sẽ có thêm nhiều câu hỏi sau khi chia sẻ vấn đề của mình với bạn bè và người thân.

8. Tôi có thể làm gì để mọi việc diễn ra suôn sẻ?

Nếu bạn muốn ra đi với tư thế ngẩng cao đầu, hãy tỏ ra chuyên nghiệp bằng cách hỏi xem làm thế nào để việc ra đi của mình không gây ra sự bất tiện nào. Bất cứ người sếp nào cũng sẽ ghi nhớ điều này và không ngần ngại hỗ trợ bạn.

9. Tôi nên thay đổi điều gì để thành công hơn ở chỗ làm mới?

Những nhận xét hay lời khuyên chân thành chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho bạn.

10. Cảm ơn! Tôi rất vinh dự vì được làm việc với ngài

Sếp sẽ chẳng bao giờ mong đợi được cảm ơn khi sa thải bạn, nên bạn chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp nếu tỏ ra biết ơn về cơ hội làm việc tại công ty cũng như những kinh nghiệm tích lũy được. Dù việc này có vẻ khó khăn, bởi bạn đang trong tâm trạng tức giận hoặc bị tổn thương, sau này bạn sẽ thấy may mắn vì mình đã làm điều đó.

Hà Tường (theo BI)

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc