Home » Xã hội » Học sinh phản đối học thêm

Trong khi Sài Gòn đã cấm triệt để dạy thêm, thì việc dạy thêm các địa phương không vẫn tồn tại, dẫn đến học sinh lập riêng facebook phản đối việc bắt phải đi học thêm, hay tập trung ở cổng trường để phản đối, thậm chí khiếu nại nhà trường.

>> Cấm giáo viên dạy thêm thế nào mới hợp lý

Tại Đắc Lăk

Một nhóm phụ hynh và học sinh Trường THPT Cao Bá Quát (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) lập Facebook “Phản đối sự ép buộc học phụ đạo THPT Cao Bá Quát – BMT”.

rang Facebook phản đối việc dạy thêm ở Trường THPT Cao Bá Quát Ảnh: CAO NGUYÊN

rang Facebook phản đối việc dạy thêm ở Trường THPT Cao Bá Quát Ảnh: CAO NGUYÊN

Đến chiều cùng ngày, Facebook này vẫn tồn tại với hơn 600 thành viên, đăng một số bài viết về những lý do không được ép học sinh học phụ đạo và đưa ra một số khảo sát về việc học phụ đạo, phân tích những lý do không nên ép học sinh học thêm, như: không còn thời gian tự nghiên cứu và làm bài tập, phải dậy sớm, học liên tục, không bảo đảm thời gian và sức khỏe… Trước đó, đầu năm học 2016 – 2017, Trường THPT Cao Bá Quát tổ chức học thêm cho học sinh. Theo một học sinh, mỗi tuần các em phải học “tăng tiết” 3 buổi, mỗi buổi 4 tiết, mỗi tiết đóng 6.000 đồng. Một phụ huynh cho biết phải trả 6.000 đồng/tiết, nếu chất lượng thì cũng đáng nhưng ở đây không hề có chất lượng và cưỡng ép. Buổi học chính các em đã không hiểu, buổi học thêm cũng giáo viên ấy dạy thì làm sao mà hiểu. Tất cả học sinh đều phải học thêm, tất cả giáo viên đang dạy môn mà nhà trường tổ chức dạy phụ đạo đều được dạy thêm.

Thanh tra đã vào cuộc, sáng 19-9, ông Dương Đình Long, Chánh Thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã có kết luận liên quan đến những khuyết điểm trong việc dạy thêm tại Trường THPT Cao Bá Quát (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Theo đó, trong quá trình tổ chức dạy thêm tại Trường THPT Cao Bá Quát đã xảy một số khuyết điểm như: Chưa tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động dạy thêm, học thêm qua từng năm để tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh; Ban quản lý dạy thêm, học thêm chưa thống nhất các thuật ngữ dạy thêm, học thêm, dạy tăng tiết, phụ đạo trong việc phổ biến đến phụ huynh, học sinh dẫn đến hiểu nhầm, gây bức xúc trong xã hội; Nhà trường đã tổ chức, triển khai hoạt động dạy thêm, học thêm trong trường khi chưa khảo sát đánh giá năng lực học tập của học sinh để phân lớp theo trình độ dẫn đến phụ huynh không đồng tình…

Trường Cao Bá Quát

Trường Cao Bá Quát

Từ đó, Sở GD-ĐT yêu cầu Trường THPT Cao Bá Quát dừng việc dạy thêm, học thêm trong trường từ ngày 17-9, để hoàn tất các thủ tục theo qui định. Đồng thời, sở cũng yêu cầu hiệu trưởng, ban quản lý dạy thêm, học thêm nhà trường nghiêm khắc rút kinh nghiệm, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu trong việc để xảy ra sai sót.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Đắk Lắk ngày 21-9 cho biết đã có công văn gửi các trường học trên địa bàn đề nghị chấn chỉnh công tác dạy thêm, học thêm.

Tại Khánh Hòa

Tại tỉnh Khánh Hòa, mới đây, phụ huynh Nguyễn Khánh Tường Vy đã gửi đơn khiếu kiện lên Phòng GD-ĐT TP Nha Trang về việc cô giáo Lê Văn Ý Ny dạy văn ở Trường THCS Trần Quốc Toản phạt con bà 5.000 đồng mỗi lần đi trễ học thêm ở ngoài nhà trường. Theo bà Vy, sau khi học ở trường, cháu L. phải đi bộ đến nơi cô Ny dạy thêm nên thỉnh thoảng bị trễ. Mỗi lần trễ, cô bắt đóng phạt, không có tiền phải mượn bạn để đóng. Ngoài phạt tiền, cô còn đánh, sỉ nhục khiến cháu L. hoang mang, phải chuyển trường.

Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa cho biết trong năm học mới, sở này yêu cầu các phòng GD-ĐT, các trường THPT nghiêm túc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm và đưa danh sách địa chỉ nhà của từng giáo viên để tiện kiểm tra; tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định cấm dạy thêm ở cấp tiểu học; nhà trường tổ chức dạy thêm phải lập danh sách giáo viên, môn học, thời gian trình Sở GD-ĐT phê duyệt và cấp phép. Giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường, nếu muốn thì phải đăng ký ở trung tâm được Sở GD-ĐT cấp phép và có ý kiến của hiệu trưởng…

Tổng hợp từ nld.com.vn

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc