Home » Xã hội » Cấm giáo viên dạy thêm thế nào mới hợp lý

Việc cấm giáo viên dạy thêm là chủ đề nóng được bàn luận rất nhiều trong thời gian qua, nhiều bài viết của các chuyên gia, những người tham gia giảng dạy đều xoay quanh chủ đề này.

học thêm

Học thêm. Ảnh Giáo dục Thời đại

Vào ngày 28/9 Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã có buổi tiếp xúc với cử tri ngành giáo dục trong thành phố, và nội dung chính vẫn là việc cấm giáo viên dạy thêm.

Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Hồng Sơn phát biểu rằng từ năm học 2016 – 2017, ngành giáo dục sẽ thực hiện nghiêm túc chủ trương cấm giáo viên dạy thêm của lãnh đạo thành phố.

Toàn bộ hoạt động dạy học thêm này đều phải thực hiện ở trung tâm, mà giáo viên là người đi dạy, được trả lương.

Ông Sơn cũng giải thích rõ định nghĩa “dạy thêm” là hoạt động dạy và học nằm ngoài tiết dạy chính, mà theo thông tư 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì lại không cấm hoạt động dạy thêm trong nhà trường.

Khi thành phố có chủ trương riêng kiến nghị lên Bộ Giáo dục và đề nghị Bộ điều chỉnh, nhưng Bộ trả lời là không thể điều chỉnh trên bình diện chung cả nước. Tuy nhiên do Sài Gòn là thành phố có đặc thù là đô thị thì được phép áp dụng riêng, do lãnh đạo thành phố tự quyết định.

Ông Sơn nói “Thông tư 17 ban hành năm 2012 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm – học thêm cần được điều chỉnh không quá chặt chẽ đối với giáo viên để họ sống được với nghề. Chính vì vậy mà đến nay TP.HCM vẫn chưa có chỉ thị của UBND TP để thực hiện thông tư này” 

Nhiều giáo viên cũng đồng ý với ý kiến “cần được điều chỉnh không quá chặt chẽ đối với giáo viên để họ sống được với nghề” của ông Sơn, với lý do nhu cầu được học thêm của học sinh và phụ huynh là có thật, đồng thời mức lương của giáo viên hiện nay còn rất thấp. Nhiều giáo viên đề nghị không nên “cấm dạy thêm” mà cần quản lý dạy thêm thế nào để có lợi tốt nhất.

Ông Hồ Cung, giáo viên Trung tâm GDTX quận Bình Thạnh, nói: “Hiện nay giáo viên mới ra trường lương khoảng 3,1 triệu đồng, làm sao người ta sống được nếu chỉ đi dạy ở trường. Dạy thêm thì không được dạy, chẳng lẽ làm giáo viên mà còn kiếm việc để làm thêm?”.

Trước kiến nghị của các giao viên, ông Sơn phát biểu thêm rằng: “Nếu có được tác động thêm của đại biểu Quốc hội cho Thông tư 17 thì rất tốt. Cần có những cơ chế thoáng hơn trong việc tổ chức dạy thêm – học thêm. Chỉ cần quản lý làm sao để giáo viên không tổ chức dạy một cách tiêu cực, bắt ép học sinh. Trong khi đời sống giáo viên chúng ta không đảm bảo được thì phải để giáo viên sống được bằng nghề của mình”.

Bà Phạm Thị Huệ, Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng (quận 3) phát biểu về việc hàng năm cứ sau ngày khai giảng thì báo chí đều đưa lên việc các trường thu tiền, bà nói: “Vì sao chúng tôi phải thu? Chúng tôi được hướng dẫn phải nâng cao chất lượng giáo dục, phải xây dựng trường tiên tiến, hiện đại. Trong khi đó, ngân sách cấp về hầu hết ngốn hết vào lương, thậm chí không đủ tiền phụ cấp. Vậy lấy tiền đâu để có các hoạt động? Thế thì làm sao hiệu trưởng không đau đầu được!”. Theo bà Huệ, cuối cùng hiệu trưởng phải nghĩ đến việc phối hợp với phụ huynh và “hiệu trưởng chúng tôi vừa là nhà giáo dục, vừa là nhà chính trị, giờ thêm là nhà kinh tế”. Lời phát biểu này nhận được nhiều tiếng vỗ tay của các gáo viên khác.

Cuối cùng ông Sơn khẳng định rằng: Sở sẽ thực hiện nghiêm chỉ đạo của lãnh đạo thành phố. Ngoài việc dạy chính khóa, phụ đạo cho học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ phải chấm dứt ngay việc dạy thêm học thêm trong trường.

Cần học hỏi gì ở các nước có nền giáo dục tiên tiến

Các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới không có việc dạy thêm, nhiều phụ huynh cũng yên tâm vì con em mình học ở trong trường là đủ rồi.

Lương giáo viên cũng cao đảm bảo được cuốc sống, nên giáo viên cũng không có nhu cầu dạy thêm.

Trong quá trình hội nhập học hỏi các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, việc xóa bỏ dạy thêm cũng như trường chuyên lớp chọn là việc phải thực hiện được nếu muốn có đổi mới và phát triển trong giáo dục.

Về nguyên tắc, giáo dục Phần Lan dành cho mọi người nên không thu học phí

Về nguyên tắc, giáo dục Phần Lan dành cho mọi người nên không thu học phí.

Đi kèm với điều đó là cần phải đảm bảo thu nhập cho giáo viên, một khi giáo viên có thu nhập đảm bảo thì sẽ không nghĩ đến việc dạy thêm nữa. Chương trình học giảm bớt lý thuyết, mà cần để học sinh nắm bắt ngay với bài học ứng dụng trong thực tế. Có như thế mới tạo được nền tảng vững chắc để ngành giáo dục thay đổi nâng cao chất lượng.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com


3 ý kiến dành cho “Cấm giáo viên dạy thêm thế nào mới hợp lý”

  1. mùi 03/09/2016

    Cái quan trọng là hàng triệu giáo viên thì được bao nhiêu gv dạy thêm :Chủ yếu là một số môn tự nhiên như toán lý hóa anh …còn lại gv các môn khác làm gì có hs học thêm đâu mà dạy thêm (Thành phần này chiếm đại đa số gv) /nên gây ra mâu thuẫn thu nhập ngay trong nội bộ gv/Mục tiêu của người dạy là tiền trên mục tiêu nâng cao kiến thức cho người học,mục đích của người học thêm là để thi cử trên việc mong muốn có thêm kiến thức.Nên Việc dạy thêm,học thêm là tốt nhưng nhiều bất cập hệ lụy /ngốn nhiều nguồn lực của xh

    Reply
  2. Nguyen 03/09/2016

    Dắng.. à mà thôi. Ko giải quyết được j

    Reply
  3. cuu h s 05/09/2016

    chỉ vô ích mà thôi . Cái cây bị hư hại từ gốc , biểu hiện ra cành lá khô héo . Giờ có tưới nước hay cắt cành + phun xịt đử kiểu … thì có tác dụng dì!?

    Reply

Ý kiến bạn đọc