Home » Tiêu Điểm, Xã hội » Đồng bằng Sông Cửu Long liệu có cần Nhà máy Nhiệt điện chạy than

Theo kế hoạch, Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) sẽ có 14 nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Các chuyên gia đặt câu hỏi rằng, việc có quá nhiều nhà máy nhiệt điệt như thế có cần thiệt không, khi mà các nhà máy này gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.

Bụi xỉ từ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh Lê Trường - nld.com.vn

Bụi xỉ từ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh Lê Trường – nld.com.vn

Từ thực tiễn xây dựng các nhà máy nhiệt điện cho thấy nếu xây ở gần khu dân cư (nơi tiêu thụ điện) thì dân phản đối bởi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, để ở xa khu dân cư thì tốn kém chi phí truyền tải điện.

Đã có trường hợp người dân biểu tình chặn quốc lộ ở Bình Thuận để phản đối nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm môi trường.

Kế hoạch xây dựng các Nhà máy Nhiệt điện chạy than

Hiện tại cả nước đã có 19 Nhà máy Nhiệt điện chạy than, theo kế hoạch thì 4 năm tới sẽ có thêm 12 nhà máy nữa, nâng tổng số Nhà máy Nhiệt điện chạy than là 31 nhà máy. Và theo kế hoạch thì đến năm 2030 cả nước sẽ có 51 Nhà máy Nhiệt điện chạy than.

Khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện nay đã có khoảng chục Nhà máy Nhiệt điện chạy than, các con số ghi nhận được là tạo ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Theo kế hoạch đến năm 2030 ĐBSCL sẽ có 14 Nhà máy Nhiệt điện chạy than nằm tại khu vực Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và TP Cần Thơ. Mật độ lớn nhất ở là con sông Soài Rạp nơi có đến 4 nhà máy.

Báo Tuổi Trẻ bình luận rằng với quy hoạch trên, tính trung bình cứ một năm tại ĐBSCL lại có một nhà máy điện than ra đời.

Địa phương lo ngại ô nhiễm môi trường

Ngày 20/9/2016 Tỉnh Bạc Liêu đã đề nghị Chính phủ rút dự án điện than Bạc Liêu 1 ở huyện Long Hải khỏi quy hoạch.

Lý do tỉnh Bạc Liêu đưa ra là do nơi đây gần khu vực nuôi trồng thủy hải sản, nếu xuất hiện Nhiệt điện chạy than sẽ gây ô nhiễm và phá hủy mất môi trường phát triển thủy hải sản.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin ông Lê Minh Đức – chánh văn phòng UBND tỉnh Long An lo nguy cơ ô nhiễm môi trường từ điện than nên sẽ bàn kỹ, nhất định không đổi dự án lấy… ô nhiễm môi trường.

Còn Sở Công thương tỉnh Tiền Giang cũng mới có văn bản đề nghị UBND tỉnh khi tiếp xúc với nhà đầu tư cần nói thẳng quan điểm không tiếp nhận dự án điện than hoặc đốt dầu. Nếu nhà đầu tư sử dụng công nghệ đốt khí hóa lỏng, gas thì mới tiếp nhận.

Đánh giá về việc ô nhiễm môi trường do Nhà máy Nhiệt điện chạy than gây ra, ông Phạm Anh Dũng, phó cục trưởng Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường cho báo Tuổi Trẻ biết: “các nhà máy điện than gây ra các tác động đến môi trường không khí (khí thải và xỉ thải than) và môi trường nước do nước làm mát xả ra có nhiệt độ cao hơn nước tự nhiên”.

Khói dày đặc được xả ra từ Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả (Ảnh do độc giả cung cấp co báo Gia Đình)

Khói dày đặc được xả ra từ Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả (Ảnh do độc giả cung cấp co báo Gia Đình)

Từ tiền sử từ các Nhà máy Nhiệt điện chạy than cho thấy, nước thải và khí thải gây ô nhiễm trầm trọng môi trường đất đai và cây trồng. Xỉ than gây ô nhiễm khí, Người dân ở Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 từng phải chặn xa lộ không cho xe của Nhà Máy Nhiệt điện hoạt động vì không thể sống tiếp do ô nhiễm nhà máy này gây ra.

Từ đó dẫn đến xô xát giữa người dân và cảnh sát. Xem video vụ việc này

https://www.youtube.com/watch?v=k7XMs2ny4m4

Nhà máy Nhiệt điện chạy than trên thế giới

Trước mức độ ô nhiễm do Nhà máy Nhiệt điện chạy than gây ra, trên thế giới đã cấm xây dựng nhà máy này từ nhiều năm trước, nhiều nhà máy đang hoạt động cũng bị phá bỏ

Từ nhiều năm trước, ở Mỹ hàng trăm dự án Nhiệt điện chạy than bị hủy bỏ, hàng trăm nhà máy đang chạy bị cấm hoạt động; tại châu Âu, 109 dự án nhà máy nhiệt điện than từng bị hủy bỏ.

Trung Quốc dù có các Nhà máy Nhiệt điện chạy than ở Việt Nam, thế nhưng ngay tại Trung Quốc năm 2014 chính quyền đã cấm xây dựng các Nhà máy Nhiệt điện chạy than tại  Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.

Ánh Sáng


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc