Home » Cổ truyền, Tiêu Điểm, Văn hóa » Điều gì giúp nhà Trần 3 lần đánh bại đội quân hùng mạnh nhất thế giới

Trước khi tiến đánh Đại Việt, quân Mông Thát đã đánh chiếm từ Á sang Âu gây kinh hoàng khắp nơi. phía bắc đến tận dải Bai Can, phía nam đến sông Hoàng Hà tức chiếm phần lớn Trung Quốc (lúc đó là nhà Kim và nhà Tống,…) , phía đông đến sông Tùng Hoa, Tây đến Lý Hải (biển Casienne), nghĩa là bao gồm phần đất liền mênh mông Nam Sibere, Trung Quốc, Trung Á và một phần ngoại Cáp-ca-do (Caucase).

Biên niên sử châu Âu mô tả một cách kinh hoàng rằng “vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc được đến đó”.

Mông Thát

Vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được đến đó. Ảnh internet

Thế nhưng cả 3 lần đội quân này đến Đại Việt đều bị đánh bại, đặc biệt là lần thứ 2 (năm 1285) và lần thứ 3 (năm 1288) mỗi lần quân Nguyên đưa đến 50 vạn quân sang, tức trong 3 năm Đại Việt phải đương đầu với 100 vạn quân hùng mạnh nhất thế giới lúc đó, thế nhưng quân Đại Việt không chỉ đánh bại mà còn khiến đội quân này phải ê chể chạy trối chết về nước để mong thoát thân.

Có nhiều phân tích nói về nguyên nhân chiến thắng, đầu tiên phải nói đến vị Quốc Công Tiết Chế Trần Quốc Tuấn với tài thao lược đã định ra kế sách để phá quân Nguyên, sự đồng lòng của quân dân vào nhà Trần. Nhưng đó là những nguyên nhân bề mặt, dễ thấy nhất.

Để có được chiến công ấy còn phải có một nền tảng gốc rẽ giúp Đại Việt có được sức mạnh to lớn. Vậy nền tảng gốc rễ ấy là gì?

Đầu tiên phải đi từ nguồn gốc xa xưa của nhà Trần

Thủy binh Đại Việt. Ảnh lấy từ youtube

Thủy binh Đại Việt. Ảnh lấy từ youtube

Nguồn gốc thượng võ và mộ đạo của nhà Trần

Theo gia phả nhà Trần, thì cụ tổ là Trần Tự Minh thuộc nhóm tộc người Bách Việt ở đất Mân (Phúc Kiến – Trung Quốc), trước những mâu thuẫn giữa người Bách Việt và người Hán, năm 227 trước công nguyên ông đã theo dòng người Bách Việt xuống phía nam, sau đó đầu quân cho vua An Dương Vương.

Là võ tướng, Trần Tự Minh huấn luyện quân sĩ, cùng với Cao Lỗ trở thành hai vị tướng trụ cột lúc đó, là hai cánh tay đắc lực giúp nhà Vua nhiều lần đánh bại cuộc xâm lăng của Triệu Đà.

Sau đó do nhà Vua không nghe lời khuyên can của các tướng lĩnh cùng hiền thần, chấp nhận thông gia với Triệu đà, chủ quan mà dẫn đến mất nước, Trần Tự Minh lui về sống ở vùng Kinh Bắc.

Dòng dõi nhà Trần ở Kinh Bắc kéo dài 700 năm, đến năm 582 thì sinh ra Trần Tự Viễn ở Từ Sơn. Chú bé Trần Tự Viễn mồ côi từ nhỏ, hàng ngày phải kiếm củi kiếm sống qua ngày.

Ở Từ Sơn lúc đó có sư Pháp Hiền vốn là đệ tử của Đại sư Tì-ni-đa-lưu-chi (Ấn Độ) truyền bá Thiền Tông, rất nhiều người theo.

Lịch sử nhà Phật chép rằng: “Sau khi Tì-ni-đa-lưu-chi tịch, Pháp Hiền vào Từ Sơn tập định. Thân hình ngài như cây khô, vật ngã đều quên, giống chim bay đến thân mật, loài thú rừng quấn quít… Người bấy giờ mộ tiếng ngài đến học đông không kể xiết. Ngài bèn dựng chùa dạy học, cư tăng lúc nào cũng hơn 300 người. Thiền tông phương Nam bấy giờ thịnh nhất”

Chú bé Trần Tự viễn vẫn hay đi qua ngôi chùa của sư Pháp Hiền, nhận thấy chú bé này có bản tính tiên thiên, tấm lòng lương thiện, sư Pháp Hiền quý lắm, thu nạp và dạy học cho thông tam giáo (Phật – Nho – Lão) và cả võ công nữa.

Sau nhiều năm, với bản tính tiên thiên cùng căn cơ ngộ tính tốt, Trần Tự Viễn trở thành môn đệ xuất sắc nhất của Phật phái Thiền Tông, ông cũng nổi tiếng cả vùng với võ công cao cường. Môn phái võ thuật của ông đặc sắc nhất là Hổ quyền và Ưng – Xà quyền

Trần Tự Viễn kế nghiệp sư Pháp Hiền, say sưa truyền bá Thiền Tông. Ông cũng truyền thụ võ công cho các đệ tử, dân chúng nhờ môn võ của ông mà đã chống lại sự cai trị hà khắc của nhà Tùy – Đường. Người dân khắp nơi đều sùng kính, tôn ông là Phật sống.

Cũng từ đó dòng võ họ Trần nổi tiếng khắp nước, đến đời Trần Tự An (1010 – 1077), ông đặt tên cho võ phái của mình là Đông A (chiết tự từ chữ Trần)

Truyền thống thượng võ và tôn sùng Phật Pháp vẫn được kế thừa đến đời vua Trần Thái Tông. Nhiều người chọn con đường tu hành, nhiều đời vua đều chọn cách bỏ lại mọi quyền lực, của cải, thú vui cũng như sự kính ngưỡng của người đời để đi tu.

Nhà Vua hồng dương Phật Pháp, quan lại được tuyển chọn đều là những người thông  tỏ tam giáo, dùng Phật Pháp để giáo hóa muôn dân, khiến đạo đức thăng hoa, xã hội ổn định. Đó là nền tảng gốc rễ vững chắc để đánh bại các cuộc xâm lăng từ nước ngoài.

Quan lại lúc đó đều phải thông tỏ Bách gia, Chư tử, Cửu lưu, Tam giáo, và thi đậu Thái học sinh. Nhiều người là danh nhân thời đó như  Đặng Kế, Đỗ Quốc Tá, Đoàn Nhữ Hài, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Trần Quang Triều …

 Cụ thể các đời vua nhà Trần như sau:

Vua Trần Thái Tông

Ông là người rất mộ đạo, kính ngưỡng Phật Pháp, nhà Vua có người bạn thân là Quốc sư Phù Vân ở núi Yên Tử, và thường đến nơi đây đàm đạo về Phật Pháp, cách dùng Phật Pháp để giáo hóa muôn dân, giúp xắc luôn ổn định và cường thịnh.

Nhà Vua chuyên chú theo Thiền Tông mà cụ tổ Trần Tự Viễn từng theo học, đồng thời ông cũng thông tỏ cả nho giáo.

Nhà vua tu học với sự hỗ trợ của các thiền sư như Đạo Viên ở Yên Tử, Ứng Thuận, Tức Lực và Đại Đăng ở Thăng Long, cùng các vị tăng người Tống là Đức Thành, Thiên Phong.

Ngoài ra, Thái Tông còn dựng chùa Tư Phúc trong nội đô Thăng Long, để trao đổi thêm kiến thức với các cao tăng, đồng thời giảng dạy Thiền học cho lớp hậu sinh.

Chùa Tư Phúc. Ảnh Chùa Việt Nam – Xưa và Nay

Chùa Tư Phúc. Ảnh Chùa Việt Nam – Xưa và Nay

Vua Trần Thái Tông áp dụng Nho Giáo và Phật Pháp để giáo hóa muôn dân, nhờ đó đạo đức thăng hoa, xã hội ổn định, là nền tảng giúp Đại Việt đánh bại cuộc xâm lăng của đế quốc mạnh nhất lúc bấy giờ là quân Nguyên Mông vào năm 1258.

Ngày nay có nhiều người quan niệm rằng, thường chỉ những ai thất bại hay gặp đau khổ trong cuộc sống mới tìm đến nơi cửa Phật. Tuy nhiên vào thời nhà Trần, vào thời kỳ cực thịnh thưởi đầu, vác vị Vua khi thấy hoàng tử trưởng thành thì đều nhường ngôi cho con, rồi lên làm Thượng Hoàng chọn con đường tu luyện.

Sau khi đánh bại quân Nguyên Mông, cũng vào năm 1258 vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho con là Trần Hoảng (tức Trần Thánh Tông), bản thân mình lui về Thánh Từ làm Thái Thượng Hoàng. Ông bỏ lại mọi thú vui chuyên tâm con đường tu luyện.

Núi Yên Tử. Ảnh internet

Núi Yên Tử. Ảnh internet

Vua Trần Thánh Tông

Nhà Vua lúc còn nhỏ không chỉ tinh thông Nho gia mà còn hiểu sâu Pháp lý của nhà Phật. Ông thường hay sáng tác thơ ca về thiền như “Di hậu lục”, “Thiền tông liễu ngộ”, “Trần Thánh Tông thi tập ”.

Vua Thánh Tông cũng dùng nho giáo để giáo hóa dân chúng, nho giáo ảnh hưởng mạnh đến các cơ quan nhà nước Đại Việt, rất nhiều vị trí quan trọng đều sử dụng nho sĩ.

Sự vững mạnh của nhà nước cùng một xã hội ổn định giúp Đại Việt thêm 2 lần nữa đánh bại quân Nguyên Mông vào năm 1285 và 1288 – 1289.

Sau đó ông nhường ngôi vua cho con là Trần Nhân Tông, vứt bỏ hết mọi danh lợi đi tu tại chùa Tư Phúc dưới sự hướng dẫn của thiền sư Đại Đăng.

Vua Trần Nhân Tông

Nhà Vua tên thật là Trần Khâm, theo các ghi chép để lại thì ngay từ nhỏ Trần Khâm đã học thông tam giáo, hiểu sâu Phật điển. Nhà vua duy trì các chính sách của các Vua Trần trước đó, duy trì tín ngưỡng nho giáo và Phật giáo nhằm nâng cao đạo đức và ổn dịnh xã hội.

Khi 16 tuổi ông được vua Trần Thánh Tông chỉ định làm Thái Tử nối ngôi, nhưng ông muốn nhường lại cho em mình, vua Thánh Tông không đồng ý.

Nhà Vua củng phụ Hoàng và Trần Quốc Tuấn đã cầm quân đánh bại quân Nguyên Mông vào năm 1285 va 1288 – 1289. Sau khi chiến thắng, do ảnh hưởng của chiến tranh và thời tiết khiến sản xuất nông nghiệp bị đình trệ, nạn đói xảy ra liên mien. Vua Nhân Tông cho phát thóc và bãi bỏ hoàn toàn thuế cho người dân. nhà Vua dùng từ bi đối xử với dân chúng, các quan lại được giáo dục bởi tam giáo nên đều yêu thương dân chúng, dù những năm này đói kém liên miên nhưng lòng dân ổn định, không ghi nhận có bất kỳ sự nổi dậy nào. Lòng dân ổn định khiến nông nghiệp nhanh chóng hồi phục.

Năm 1293 sứ nhà Nguyên là Lương Tăng và Trần Phu sang Đại Việt đã vô cùng kinh ngạc khi mới sau chiến tranh đã có một Đại Việt phồn vinh “lúa mỗi năm gặt bốn lần, tuy vào mùa đông rét, mạ vẫn phơi phới”, hay “thôn xóm đều có chợ, mỗi hai ngày họp một lần, trăm món tạp hóa đều dồi dào” và “thuyền bè các nước mọi ngoài biển đều đến rất đông, buôn bán trên thuyền rất rộn rịp” (theo An nam tức sự của Trần Phu).

Năm 1299, nhận thấy Anh Tông trưởng thành, ông nhường ngôi lại cho con rồi đi tu hành, sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm, giáo hội thống nhất đầu tiên của Phật giáo Việt Nam. Dùng đức độ của nhà Phật nhằm giáo hóa dân chúng, khuyến khích người dân tu dưỡng đức hạnh, giúp xã hội ổn định, Đại Việt ngáy cường cường thịnh, ngoại bang không dóm ngó ngàng đến.

Hồ Yên Trung – Yên Tử. Ảnh baoquangninh.com.vn

Hồ Yên Trung – Yên Tử. Ảnh baoquangninh.com.vn

Vua Trần Anh Tông

Giống như các đời vua Trần trước, vua Anh Tông rất mộ đạo, ông đã góp nhiều công sức cho việc phát triển Phật giáo và nâng cao tín ngưỡng vào Phật trong dân chúng

Mùa đông năm 1304, vua Anh Tông thỉnh cầu Điều Ngự để truyền tâm “Tâm giới Bồ Tát” tại gia cho ông. Việc làm này của nhà Vua đã khiến cho nhiều tôn thất và quan lại thêm tin yêu và tín ngưỡng Phật Pháp, dùng đức độ học được từ tam giáo nhằm giáo dưỡng muôn dân, giúp Đại Việt kéo dài thời kỳ thịnh trị.

Năm 1313 và 1319 nông nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, nhà Vua lấy hầu hết vàng bạc của mình và quốc khố dâng cho sư Pháp Loa để phân phát lại cho người dân nghèo, xem xét tường tận để không có bất kỳ người dân nào của mình phải chịu cảnh đói khổ cả.

Thiên viện Trúc Lâm Đà Lạt. Ảnh trithucvn.net

Thiên viện Trúc Lâm Đà Lạt. Ảnh trithucvn.net

Không còn niềm tin tín ngưỡng, nhà Trần suy yếu

Sau vua Anh Tông, các đời Vua Trần sau này càng ngày càng không còn tín ngưỡng Phật Pháp như trước khiến Vương triều yếu dần, bắt đầu từ vua Trần Dụ Tông thì suy yếu hẳn. Lúc này ngoại bang bắt đầu nhòm ngó, Chiêm Thành nhiều lần cho quân đánh chiếm cả thành Thăng Long.

Vua Dụ Tông dù được đánh giá là thông minh, nhưng khác các đời vua trước, ông không có được niềm tin tín ngưỡng, không lo giữ gìn đạo đức tinh thần xã hội; bản thân ham mê tửu sắc, xây cung điện, đánh sưu cao thuế nặng khiến dân chúng cá thán.

Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Một vị Vua ham mê sa đọa thì các quan lại cũng chỉ lo ăn chơi sa đọa, vơ vét của dân. Trong nước nhiều nơi nổi lên chống lại triều đình.

Những vị hiền thần ít ỏi từ các đời vua trước như Chu Văn An đã dâng biểu xin trị tội tham quan ô lại nhưng Vua Không nghe, sau đó ông từ quan về quê dạy học.

Hiền thần đều rời xa Vua, chì còn những kẻ tham quan ô lại, nịnh bợ ở gần. Cuối cùng nhà Trần sụp đổ và mất về tay Hồ Qúy Ly.

Nhà Trần có thể đánh bại đội quân hung hãn và hùng mạnh nhất thế giới nhờ có một xã hội ổn định, thăng hoa đạo đạo đức tinh thần dựa trên nền tảng là niềm tin vào tín ngưỡng. Một khi tín ngưỡng không còn, khiến đạo đức tinh thần từ vua, quan đến người dân đều trượt dốc, thì một vương triều dù hùng mạnh đến thế cũng suy yếu rồi mất,

Ngày nay trên thế giới, những quốc gia giàu có, cuộc sống văn minh, phúc lợi người dân cao đều là những quốc gia có niềm tin tín ngưỡng; còn những quốc gia vô Thần thì thường xảy ra tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập, phúc lợi người dân kém, đạo đức tinh thần xã hội thấp, mỗi người đều sống vì mình khiến tham nhũng lan tràn khắp nơi

Trần Hưng

Theo trithucvn.net


01 ý kiến dành cho “Điều gì giúp nhà Trần 3 lần đánh bại đội quân hùng mạnh nhất thế giới”

  1. Hồ Sỉ Giảng 21/07/2017

    Địa-hình hiểm-trở và thời-tiết khắc-nghiệt. Quân Nguyên đi bộ và cỡi ngựa nên đã bị thua.
    Nếu ngày nay Trung Quốc đánh Việt Nam bằng xe tăng, máy bay và tàu biển thì Việt Nam thua chắc 100%.

    Reply