Home » Cổ truyền, Văn hóa » Bản lĩnh sứ thần nước Nam bắn rơi mặt trời phương Bắc

Trong sử Việt, người lĩnh chức Sứ thần đi sứ phương bắc phải được lựa chọn kỹ càng, thường là Trạng Nguyên, vì sứ thần đại diện cho cả dân tộc đi bang giao với phương Bắc. Nhiều sứ thần đã làm rạng danh cho dân tộc trong đó phải kể đến Mạc Đĩnh Chi.

Tượng Mạc Đĩnh Chi

Tượng Mạc Đĩnh Chi

Mạc Đĩnh Chi sinh năm 1280 vào thời nhà Trần, từ thuở nhỏ đã thông minh hơn người, tuy nhiên tướng lại lại rất xấu xí.

Khi Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc mở học đường, tập hợp văn sĩ bốn phương, chu cấp cho họ ăn học và đào tạo thành nhân tài cho đất nước, trong số đó có Mạc Đĩnh Chi.

Về việc này Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi chép như sau: “Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng, thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời. Dù nghề vặt như đá cầu, đánh cờ, không nghề ghì không thông thạo; từng mở học đường ở bên hữu phủ đệ, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài như Mạc Đĩnh Chi ở Bàng Hà, Bùi Phóng ở Hồng Châu v.v… gồm 20 người, đều được dùng cho đời”.

(Xem bài: Hậu duệ nhà Trần của Đại Việt trở thành Hoàng Đế Trung Hoa)

Đền thờ Mạc Đĩnh Chi tại quê ông. (Ảnh từ wikipedia.org)

Đền thờ Mạc Đĩnh Chi tại quê ông. (Ảnh từ wikipedia.org)

Năm 1304 đời vua Trần Anh Tông, Mạc Đĩnh Chi tham gia kỳ thi và đỗ Trạng Nguyên. Ông làm quan rất khiết nên được tin dùng.

Là một nhân tài, Mạc Đĩnh Chi được cử sang đi sứ nhà Nguyên vốn có mối quan hệ rất căng thẳng với Đại Việt.

Một lần khi đi sứ đến ải Pha Lũy (sau đó đổi tên thành ải Nam Quan) thì đã muộn, quan trấn ải Trung Quốc không chịu mở cửa, song biết tiếng sứ nước Nam nên đã ra câu đối: “Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan”

Nghĩa là: Qua cửa quan trễ, cửa quan đóng, mời khách qua cửa quan

Đây là vế đối khó bởi vì phải tìm được một câu trong đó một từ phải được lặp lại 4 lần và một từ phải được lặp lại 3 lần tương ứng với hai từ ở vế ra.  Mạc Đĩnh Chi đã rất nhanh ý, lấy ngay hoàn cảnh của mình lúc này để đối lại: “Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối” (Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời tiên sinh đối trước).

Câu đối rất nhún nhường, nhưng cũng là một vế đối hoàn hảo với chữ “đối”được lặp lại 4 lần, và chữ “tiên” được lặp lại 3 lần. Quan giữ ải phục tài liền ra lệnh mở cửa và tiếp đón sứ thần rất trọng hậu.

Khi đến Yên Kinh, vua nhà Nguyên thấy sứ nước Nam vóc người thấp bé lại xấu xí thì có ý khinh thường nên ra câu đối nhằm hạ nhục nước Nam: “Nhật hoả vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thố” (mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng)

Hàm ý nói rằng nước Nguyên là nước lớn như mặt trời có thể đốt cháy tất cả. Còn các nước chư hầu khác chỉ như mặt trăng yếu ớt, chỉ dám sáng ban đêm, còn ban ngày sẽ bị mặt trời đốt cháy.

Mạc Đĩnh Chi bình tĩnh đối lại rằng: “Nguyệt cung tinh đan, hoàng hôn xạ lạc kim ô” (Trăng là cung, sao là đạn, khi hoàng hôn mặt trăng bắn rơi mặt trời).

Vế đối rất chuẩn, ý tứ lại mạnh mẽ; đồng thời cũng tỏ rõ bản lĩnh của sứ thần, ý chí của nước nam. Vua Nguyên dù tức Tối hậm hậc nhưng vế đối quá chỉnh không sao bắt bẻ được.

Ánh Sáng

Bài liên quan:

>> Câu chuyện về người Việt đánh bại trạng cờ Trung Hoa


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc