Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Chuyện về đôi vợ chồng hào kiệt hiếm có của Tây Sơn – P4: Vua Gia Long không nỡ giết một người

Sau khi quân Tây Sơn tiến đánh Trấn Ninh nhưng thất bại, quân Nguyễn tập hợp quân tiến ra Bắc hà nhằm bắt vua Cảnh Thịnh.

>> Chuyện về đôi vợ chồng hào kiệt hiếm có của Tây Sơn – P1: Mối nhân duyên khi đối mặt hổ dữ

>> Chuyện về đôi vợ chồng hào kiệt hiếm có của Tây Sơn – P2: Triều đình Tây Sơn ngày càng suy sụp

>> Chuyện về đôi vợ chồng hào kiệt hiếm có của Tây Sơn – P3: Trận đánh cuối cùng

 

Đền thờ Bùi Thị Xuân

Đền thờ Bùi Thị Xuân tại thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

Khác biệt giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn

Năm 1802 quân Nguyễn tiến đánh thành Thăng Long, vua Cảnh Thịnh đem quân chạy trốn, đến vùng Kinh Bắc thì bị dân chúng phát hiện và phối hợp với thổ hào địa phương bắt vua Cảnh Thịnh nộp lên cho quân Nguyễn.

Đây chính là thể hiện sự khác biệt đến đối lập giữa quân Nguyễn và quân Tây Sơn. Năm 1777 khi quân Tây Sơn chiếm được Gia Định truy sát toàn bộ gia tộc chúa Nguyễn, chỉ duy nhất Nguyễn Phúc Ánh khi ấy mới 15 tuổi nhờ dân Gia Định che chở mà trốn thoát.

Sau đó hàng chục năm phải chạy trốn hết nới này đến nơi khác ở vùng đất Nam Bộ, nhờ sự giúp đỡ và che chở của người dân lần nào ông cũng trốn thoát.

Có lần ở đảo Phú Quốc bị quân Tây Sơn truy đến cùng đường, thì Lê Phước Điển tình nguyện đóng giả Nguyễn Vương, nhờ đó Nguyễn Vương thật lại chạy thoát được.

Trong khi đó quân Tây Sơn không được lòng dân, nên binh lính đào ngũ, Vua thua trận thì ngay lập bị người dân vây bắt nộp lại. Có thể thấy lòng dân ảnh hưởng đến cuộc chiến này là lớn đến mức nào.

Bùi Thị Xuân

Bộ đồ thờ giản dị tại từ đường họ Bùi. Cổ vật hiện được trưng bày trong Bảo tàng Quang Trung ở Bình Định. (Ảnh từ wikipedia.org)

Vì sao vua Gia Long lại tàn độc đối với tù binh Tây Sơn?

Nguyễn Phúc Ánh sau khi chiến thắng lên ngôi Vua, hiệu là Gia Long, các tù binh Tây Sơn sau đó bị hành hình rất tàn độc.

Trong các cuộc chiến khác, vua Gia Long đối xử với các tù binh không hề có ác ý, nhiều người ông còn thả cho đi, vậy vì sao chỉ riêng đối với quân Tây Sơn thì vua Gia Long lại cho xử tàn độc đến như vậy?

Nguyên nhân lớn nhất đó chính là tổ gia đình nhiều đời ba anh em Tây Sơn trước đây vốn là họ Hồ ở Đàng Ngoài nghèo khó, sau đó nhờ vào Đàng Trong ở đất Chúa Nguyễn buôn bán mà trở nên giàu có. Tuy nhiên sau đó khởi nghĩa đánh lại chúa Nguyễn, khi Nguyễn Huệ chiếm được Phú Xuân thi vô duyên vô cớ hạ lệnh đốt phá lăng tẩm 8 đời chúa Nguyễn, thi thể vứt xuống sông.

Nguyên nhân việc Nguyễn Huệ phà lăng tẩm chúa Nguyễn, sách Đại Nam thực lục có ghi chép rằng: “Trước kia Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu của chúa Ninh – Nguyễn Phúc Thái) rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét, không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dày.

Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa (lăng Cơ Thánh của Nguyễn Phúc Luân, thân sinh vua Gia Long) Huệ cũng sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng”

Không chỉ vậy, quân Tây Sơn khi khởi nghĩa thì đưa ra khẩu hiệu là “diệt Trương Phúc Loan, phò chúa Nguyễn” nhưng lại truy sát cả gia tộc chúa Nguyễn, chỉ có mỗi Nguyễn Phúc Ánh còn sót lại, vậy nên mối hận trong lòng vua Gia Long với nhà Tây Sơn rất lớn.

Mặt khác khi chiếm được Nam Bộ quân Tây Sơn đã tổ chúc cướp phá, tàn sát dân chúng, tất cả những điều trên khiến vua Gia Long giữ mối hận từ lâu vì thế khi đánh bại nhà Tây Sơn ông đã đem xử rất tàn bạo.

Hận Tây Sơn, nhưng vua Gia Long cũng không nỡ giết một người

Dù thế nhưng trong đội ngũ Tây Sơn, vua Gia Long lại không nỡ giết một người, đó chính là Trần Quang Diệu, dù đây là tướng trụ cột nhiều lần đánh bại quân Nguyễn, nhưng lại là tướng rất nhân nghĩa, vì thế mà không chỉ quân Tây Sơn mà cả quân nhà Nguyễn cũng rất cảm phục.

Vua Gia Long dù bị Trần Quang Diệu đánh bại nhiều trận nhưng vẫn nhớ mãi Trần Quang Diệu đã tha chết cho toàn bộ hàng binh quân Nguyễn tại thành Bình Định như thế nào. Vì thế mà vua GIa Long quyết định không giết Trần Quang Diệu mà để ông về với mình.

Tuy nhiên tôi trung không thờ hai chủ, Trần Quang Diệu đã đáp rằng: “Trung thần không thờ hai vua, nay tôi bị bắt thì chỉ có tội chết. Nếu nhà vua mới rộng lượng tha cho, như trước đây tôi đã tha cho các tướng ở Quy Nhơn thì tôi sẽ về ở nơi thôn dã, cày ruộng, nộp thuế như người thường dân, chứ nhận chức quan của triều đại mới thì không phải là trượng phu”.

Vua Gia Long không dám thả một tướng tài như Trần QUang DIệu đi, không còn cách khác nên quyết định giết ông.

Cũng giống chồng Mình, Bùi Thị Xuân khi bị bắt thì thà chết cũng không khuất phục quân Nguyễn.

Hai vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân đều là những hào kiệt hiếm có của Tậy Sơn, tiếc thay nhà Tây Sơn không đươc lòng dân nên dù họ đã gắng tận sức chống đỡ cho Triều đại này đến tận hơi thở cuối cùng cũng không sao thay đổi được.

Tuy nhiên tấm lòng nhân hậu, sự quả cảm và trung trinh của họ vẫn được người dân đời đời nhắc đến.

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề: , ,

01 ý kiến dành cho “Chuyện về đôi vợ chồng hào kiệt hiếm có của Tây Sơn – P4: Vua Gia Long không nỡ giết một người”

  1. Lưu Trần 13/02/2020

    Ngày bé học sử thấy 3 anh em Nguyễn Huệ sau khi bình định được đất nước thì chia đất nước ra thành 3 miền mỗi người một miền để cai trị bóc lột nhân dân cho nên lòng dân ly tán thất bại là lẽ đương nhiên.Chỉ tương cho vợ chồng bà Bùi thị Xuân.

    Reply

Ý kiến bạn đọc