Home » Cổ truyền, Văn hóa » Ba đời liên tục làm “Trạng”: Phần 2 – “Trạng Chằm” và “Trạng Ăn”

Năm 1453 Trạng toán Vũ Hữu sinh hạ được cậu con trai, đặt tên là Vũ Quỳnh. Nối tiếp truyền thống họ Vũ làng Mộ Trạch, Vũ Quỳnh học giỏi từ thuở nhỏ.

>> Ba đời liên tục làm “Trạng”: Phần 1 – Nhà toán học đầu tiên của Việt Nam

“Trạng Chằm”

Năm 1478 Vũ Quỳnh thi đỗ tiến sĩ dưới triều vua Lê Thánh Tông. Trong cuộc đời của mình ông làm quan giữ chức Thượng thư (đứng đầu một bộ) nhiều bộ như Công, Binh, Lễ lại kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám và Tổng tài Sử quán.

Thời vua Lê Thanh Tông rất chú trọng đến giáo dục, tìm ra người hiền tài. Vì thế, được trao trọng trách Tư nghiệp Quốc tử giám không phải dễ, ông đóng góp lớn cho lĩnh vực giáo dục, tìm người hiền tài cho Giang Sơn Xã Tắc.

Vũ Quỳnh là một trong bốn nhà viết sử lớn nhất cùng với Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên. Công trình sử học lớn nhất mà ông cống hiến trong vai trò Tổng tài Sử quán là bộ “Đại Việt thông giám thông khảo” được biên soạn năm 1511 dưới thời vua Lê Tương Dực. Nội dung chép từ thời Hồng Bàng đến năm đầu Lê Thái Tổ, gồm 26 quyển.

Nơi thờ quan Vũ Quỳnh ở nhà thờ Quang Trạch, làng Mộ Trạch. (Anh: hovuvo.com)

Nơi thờ quan Vũ Quỳnh ở nhà thờ Quang Trạch, làng Mộ Trạch. (Anh: hovuvo.com)

Dựa trên bộ “Đại Việt thông giám thông khảo” này, năm 1514 vua Lê Tương Dực sai Lê Tung soạn bộ sử “Đại Việt thông giám tổng luận”

Vũ Quỳnh cũng tham gia biên soạn bộ sử lớn và nổi tiếng nất là “Đại Việt Sử ký Toàn thư”, đóng góp rất nhiều cho nền sử học nước nhà.

Dù làm quan lớn trong Triều, Vũ Quỳnh sống rất giản dị, ông thích nhàn du, tiêu khiển với thiên nhiên cảnh vật; có cơ hội là làm làm thơ, viết văn. Ông tập hợp các bài của mình thành “Tố cầm tập văn”, tiếc rằng cuốn sách này đến nay đã thất lạc.

Cảm phục trước tài năng và đức độ của Vũ Quỳnh, người dân quê ông ở làng Mộ Trạch đã gọi ông là “Trạng Chằm”, “Chằm” là tên gọi tiếng Nôm của làng Mộ Trạch

“Trạng Ăn”

Trong thời gian làm Tư nghiệp Quốc tử giám, Vũ Quỳnh phát hiện có một học trò cùng làng với mình tên là Lê Nại, dù thông minh nhưng lại rất nghèo, nên khó có thể theo đuổi việc học.

Cổng làng Mộ Trạch. Ảnh hovuvietnam.com

Cổng làng Mộ Trạch. Ảnh hovuvietnam.com

Lê Nại là người làng Mộ Trạch, thuở nhỏ đã nức tiếng khắp vùng Hải Dương và được xem là thần đồng bởi học đâu nhớ đấy.

Thấy tài học của Lê Nại, quan Tư nghiệp Vũ Quỳnh tìm cách giúp đỡ cho học trò nghèo. Sau đó nhận thấy Lê Nại không chỉ thông minh mà tính tình hiền lành chất phác, Vũ Quỳnh liền gả luôn cô con gái yêu, với mong muốn sau này con rể ông sẽ thành người hữu dụng.

Lê Nại sau khi lấy vợ thì ở rể, nhưng quan Thượng thư Vũ Quỳnh thấy con rể mình tối ngày không để ý đến việc đèn sách thì lấy làm lạ lắm, bèn đến gặp ông thông gia để hỏi. Thân phụ Lê nại hỏi rằng: Thưa ngài vậy từ khi cháu sang ở bên quý phủ thì sự ẩm thực thể nào?

Vũ Quỳnh đáp rằng: Theo lối thanh đạm của nhà nho thì mỗi bữa ăn cũng chẳng mấy! Nên hàng ngày nấu theo lệ thường.

Ông thông gia giải thích rằng: Sức ăn của cháu khác với người thường, cho ăn ít ỏi như vậy hoặc giả cháu không vừa lòng đó chăng? 

Thượng thư Vũ Quỳnh về nhà bảo người nhà tăng bữa ăn gấp đôi thì thấy Lê Nại cầm sách đọc vài lượt, tăng bữa ăn gấp 3 thì thấy Lê Nại học đến trống tư.

Vũ Quỳnh thấy con rể mình ăn khỏe quá, liền quyết định nấu nồi 5 cho cho con rể thì thấy Lê Nại học suốt đêm.

Với sức học như vậy, 3 năm sau Lê Nại thi Hội đỗ đầu tức Hội nguyên, đến thi Đình cũng đỗ đầu tức Trạng nguyên. Đặc biệt trong các kỳ thi, Lê Nại phải qua năm trường và đều đỗ thủ khoa.

Từ đó trong dân gian vùng Hải Dương có lưu truyền mấy câu thơ:

Mộ Trạch tiên sinh

Ăn khoẻ nổi danh!

Mười tám bát cơm

Mười hai bát canh!

Khôi nguyên chiếm bảng

Trên cả quần anh!

Bởi nhiều súc tích

Nên phát tung hoành.

Trong dân gian thường gọi ông “Trạng Ăn” vì tài ăn khỏe của mình

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc