Home » Cổ truyền, Văn hóa » Từ cậu bé quét rác đến “Trạng Quét” nổi danh sử Việt

Vào thời vua Trần Minh Tông ở hương Phủ Lý, huyện Đông Sơn, trấn Thanh Hoa có một hai vợ chồng một gia đình rất nghèo khó, họ chỉ có một cậu con trai tên là Lê Quát. Người cha không may mất sớm, nghẹ mẹ phải tần tảo làm lụng vất cả nuôi con nhỏ.

Người mẹ không có tài sản gì, bản thân lại yếu nên phải quét chợ và mở quán nước để kiếm sống. Người dân trong vụng thường gọi là bà quét.

Lớn lên mọt chút, Lê Quát hàng ngày quét chợ giúp mẹ, làm rất vất vả mong đủ ăn. Xã hội khi đó xem nghề quét rác là hạ đẳng, vì thế mà hai mẹ con thường bị khinh khi và chiu không ít tủi hờn.

Dù “quét rác” vẫn học hết chữ thầy

Dù khó khăn là thế nhưng người mẹ vẫn cố gắng cho Lê Quát được học hành, cậu bé sáng dạ nên học đâu nhớ đấy, những người hàng xóm tốt bụng cũng giúp đỡ thêm, người cho củ khoai, người cho thêm nắm gạo.

Vốn thông minh, chẳng bao lâu Lê Quát đã học hết chữ của thầy đồ trong làng, thầy khuyên nên đến làng Phúc Triền có nhiều thầy giỏi để học. Lê Quát đành rời xa người mẹ hiền đến Phúc Triền để tầm sư học đạo.

Một lần Lê Quát khát nước quá đành vào một nhà giàu để xin nước uống, đó là ngôi nhà của một vị quan đã về hưu. Nghe cậu bé xin nước nói là mình là học trò, vị quan liền hỏi về kinh sử, Lê Quát đều trả lời trôi chảy.

Nhận thấy cậu học trò này rất thông minh và sáng dạ, tất có tương lai, vị quan quyết định chu cấp tiền bạc để cậu bé học thành tài.

Dần dần nhận thấy Lê Quát không chỉ sáng dạ mà còn hiền lành, thật thà, chất phác, vị quan nọ ưng cái bụng lắm, quyết định gả cô con gái yêu của mình cho Lê Quát, mặc cho thiên hạ xì xào “ông quan thông gia với kẻ quét chợ”.

Được gia đình nhà vợ tin yêu giúp đỡ, Lê Quát ngày đêm dùi mài kinh sử, sức học thật phi thường; dù làng Phúc Triền, thuộc kẻ Bôn nổi tiếng là “ lò “ luyện văn chương chữ nghĩa”, nhưng nhà nho ở đây cũng nói đã truyền thụ hết không còn chữ để dạy Lê Quát nữa và khuyên nên đến kinh đô xin thụ giáo bậc danh sư là Chu Văn An.

Học trò Chu Văn An

Lê Quát đành từ giã người vợ hiền lên kinh thành Thăng Long. Dưới sự dìu dắt của danh sư Chu Văn An, Lê Quát tiến bộ rất nhanh. Lê Quát rất thích đọc sách của các bậc thánh hiền, chỗ nào không rõ đều hỏi lại thầy, và Chu Văn An đều chỉ bảo cặn kẽ cho học trò của mình.

Chu Văn An là người thầy nổi tiếng trong lịch sử, ông có nhiều học trò, nhưng học trò xuất sắc nhất của ông chính là Lê Quát và Phạm Sư Mạnh.

Khoa thi năm 1345 thời vua Trần Minh Tông, Lê Quát thi đỗ Thái học sinh, được Triều đình trọng dụng, nhưng người dân vẫn gọi là “Trạng Quét” để nhớ về thuở thiếu thời nghèo khổ của ông, cũng xem là tấm gương để động viên con cháu dù khó khăn nghèo khổ cũng cố học thành tài.

Được lòng dân, làm quan đầu Triều

Lê Quát làm quan rất được lòng dân, ông liên tục được thăng lên các chức vụ khác nhau, đến thời vua Dụ Tông ông làm đến Thượng thư Hữu bật nhập nội hành khiển (quan đứng thứ hai trong triều). Ông cùng bạn đồng môn là Phạm Sư Mạnh là danh sĩ nổi tiếng thời nhà Trần.

Dù cả hai đều làm quan đầu triều, nhưng vẫn đều đặn ghé thăm thầy mình là Chu Văn An. Phạm Sư Mạnh dù làm quan ngang đến Tể tướng nhưng cũng từng quỳ xuống nghe thầy trách cứ.

Điện thờ Lê Quát tại quê hương ông. Ảnh: Trang Thông tin điện tử xã Thiệu Ngọc.

Điện thờ Lê Quát tại quê hương ông. Ảnh: Trang Thông tin điện tử xã Thiệu Ngọc.

Cả hai ông dều được đánh giá là tài cao, đức trọng và lưu danh sử sách. Lê Quát còn là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Tiếc rằng nhiều tác phẩm của ông đều bị thất lạc, chỉ còn được lưu lại rất ít.

Sau khi vua Trần Minh Tông mất, các đời Vua sau này chỉ lo hưởng thụ cá nhân, dần rời xa hiền thần, chỉ dung nạp kẻ nịnh bợ.

Đến thời vua Trần Dụ Tông, nhà Trần đến hồi suy, nhà Vua đánh sưu cao thuế nặng nhằm có tiền xây cung điện lầu các, ăn chơi xa xỉ, chỉ trọng dụng nịnh thần.

Trước thực trạng đó Chu Văn An đã tấu trình khuyên can Vua nhưng không được, ông dâng “thất trảm sớ” xin Vua chém ngay 7 tên gian thần nịnh tặc, nhưng Vua không nghe, nhận thấy nhà Trần suy vi mà mình không giúp được gì, ông từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương ngày nay) lấy hiệu là “Tiều Củi” (người lấy củi ở ẩn) dạy học, viết sách cho đến khi mất.

Đền thờ Chu Văn An tại vùng núi nơi ông ẩn cư ở Hải Dương. (Ảnh qua dulichchilinh.com)

Đền thờ Chu Văn An tại vùng núi nơi ông ẩn cư ở Hải Dương. (Ảnh qua dulichchilinh.com)

Lê Quát nhiều lần đưa ra các quyết sách nhằm thay đổi, phê phán những tiêu cực, nhưng Vua không chấp nhận, bản thân ông cũng bị trách mắng.

Lế Quát dù ôm hoài bão đóng góp cho Giang Sơn Xã Tắc thịnh vượng, ông đã làm được nhiều điều khi vua Trần Minh Tông trị vì; nhưng đến thời vua Trần Dụ Tông, dù ông làm quan to đầu Triều nhưng “tôi hiền” không gặp được “Vua sáng”, nhiều điều ông muốn làm nhưng không thực hiện được.

Trong dân gian lưu truyền nhiều câu truyện về “Trạng Quét”, đề cao tài học của ông, nhằm dộng viên con cháu dù trong hoàn cảnh gian khổ nào vẫn có thể học thành tài như “Trạng Quét”.

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc