Home » Chia sẻ, Tiêu Điểm » Tác dụng của năng lực tri giác (Phần 1)
 
 

Kể từ năm 1801, chúng tôi đã nghiên cứu hiệu ứng giả dược và những gì chúng tôi đã tìm thấy cho thấy rằng sức mạnh của tâm trí của chúng ta thường mạnh hơn bệnh tật của chúng ta. (Photos.com)

Kể từ năm 1801, chúng tôi đã nghiên cứu hiệu ứng giả dược và những gì chúng tôi đã tìm thấy cho thấy rằng sức mạnh của tâm trí của chúng ta thường mạnh hơn bệnh tật của chúng ta.

(Photos.com)

Vô số các nghiên cứu về các hiệu ứng giả dược đã cho thấy ý nghĩ có thể là nhân tố quan trọng nhất trong chức năng của cơ thể con người. Với khả năng tạo ra hoặc xoá các triệu chứng ngay lập tức, việc khai thác quyền năng chữa bệnh này chỉ đòi hỏi phải có niềm tin mà thôi.

Vô số ví dụ trong lịch sử và hiện đại đã chứng minh sức mạnh của ý nghĩ đối với việc chữa lành bệnh. Cuộc thử nghiệm giả dược đầu tiên là vào năm 1801, theo “Giả dược và các hiệu ứng giả dược trong y học: Tổng quan lịch sử”, viết bởi Tạp chí của Hội Y học Hoàng gia (JRSM). John Haygarth, một bác sĩ Anh quốc thế kỷ 18, đã tuyên bố rằng cuộc thử nghiệm này “chứng minh rõ ràng những hiệu ứng tuyệt vời của ngọn lửa hy vọng và đức tin, được kích thích bởi trí tưởng tượng đơn thuần, có thể chữa lành bệnh tật”.

Tới cuối thập niên 1950, người ta tin rằng phẫu thuật thắt động mạch vú có thể làm giảm bớt bệnh tim. Để kiểm tra đối với giả dược, một số bệnh nhân đã được phẫu thuật toàn phần, trong khi những người khác nhận được những vết mổ trên da, nhưng không phẫu thuật gì thêm. Theo JRSM, “Trong cả hai cuộc thử nghiệm, các mức độ cải thiện là như nhau”. Cuộc nghiên cứu này sau đó bị bỏ dở.

Một cuộc nghiên cứu vào năm 1968 trong lĩnh vực Y học tâm thần mô tả cách mà những lời gợi ý ảnh hưởng đến các cơn hen suyễn. Các nhà nghiên cứu yêu cầu bệnh nhân hít một chất không được gắn nhãn mà họ nói là sẽ tạm thời làm bệnh suyễn nặng thêm. Khi các bệnh nhân hít hơi thuốc đó, “nhiều người đã có tất cả mọi triệu chứng của các cơn hen suyễn”, tiến sĩ Herbert Benson mô tả trong Bên ngoài giới hạn của phản ứng thư giãn. (Beyond the Relaxation Response) “Họ bắt đầu thở khò khè, khó thở, thở gấp một cách không thể kiểm soát” ngay cả khi chất mà họ hít vào là một dung dịch muối vô hại. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã cho các bệnh nhân một liều “thuốc giải độc” được làm chính xác từ cùng dung dịch muối đó, và đã chứng kiến triệu chứng thở khò khè và nặng nhọc của họ ngưng lại.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 1983 với KCRW-FM, cha đẻ của Liệu pháp tiếng cười, Norman Cousins, đã thảo luận trong một bài viết trên trang nhất của tờ báo LA Times về một trận bóng bầu dục ở trường trung học, nơi mà 4 người đã bị ngộ độc thực phẩm. Các bác sĩ trong trường hợp này đã không chắc chắn về nguyên nhân gây ngộ độc, do đó đã ban hành một tuyên bố chung là hãy tránh xa máy pha chế nước giải khát. “Thời điểm lời tuyên bố này được đưa ra, 191 người đã trở nên ốm nặng”, và đã đi bệnh viện, Cousins kể lại. “Vâng, rõ ràng những điều đã xảy ra là bộ não đã phát ra những tín hiệu nhất định cho cơ thể, và cơ thể đã sản sinh ra những chất độc mà sinh ra bệnh tật”, Cousins tuyên bố.

Tiến sĩ Bruce Lipton là một nhà sinh vật học Tế bào, đồng thời là nhà nghiên cứu của trường Đại học Stanford, gần đây đưa ra thêm một số ví dụ về việc tư tưởng của người ta có thể mạnh mẽ đến mức nào. Trong cuốn sách của ông, “Sinh học của Niềm tin”, ông kể lại:

Một nghiên cứu của Trường Y khoa Baylor, xuất bản năm 2002 trong Tạp chí Y học New England (New England Journal of Medicine) đã đánh giá phẫu thuật cho bệnh nhân suy khớp gối nghiêm trọng. Tác giả dẫn đầu cuộc nghiên cứu này, Tiến sĩ Bruce Moseley, biết rằng phẫu thuật khớp gối đã giúp các bệnh nhân của mình: “Tất cả các bác sĩ phẫu thuật giỏi biết rằng không có hiệu ứng giả dược trong phẫu thuật”. Nhưng Moseley đã cố gắng để tìm ra phần nào của ca phẫu thuật đã mang lại niềm tin cho bệnh nhân của ông. Các bệnh nhân trong nghiên cứu này được chia thành ba nhóm. Moseley đã cạo các sụn bị hỏng trong đầu gối của một nhóm. Đối với một nhóm khác, ông xả khớp đầu gối, loại bỏ các chất được cho là đang gây hiệu ứng viêm. Cả hai đều là những phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh viêm khớp gối. Nhóm thứ ba được nhận phẫu thuật giả. Tất cả ba nhóm được quy định chế độ chăm sóc hậu phẫu giống nhau, bao gồm cả một chương trình tập thể dục.

Các kết quả đã gây sốc. Vâng, các nhóm được phẫu thuật, đúng như dự kiến, đã khá hơn. Tuy nhiên, nhóm dùng giả dược đã cải thiện đúng ngang bằng hai nhóm kia! Mặc dù thực tế có 650.000 ca phẫu thuật hàng năm để trị chứng viêm khớp gối, với chi phí khoảng 5.000 đô la mỗi ca, thì các kết quả này đã rõ ràng đối với Moseley: “Kỹ năng bác sĩ phẫu thuật của tôi đã không có lợi ích gì cho những bệnh nhân này. Toàn bộ lợi ích của việc phẫu thuật chữa viêm khớp gối là hiệu ứng giả dược”. Các chương trình tin tức truyền hình đã minh họa một cách sinh động các kết quả gây choáng váng này. Cảnh phim cho thấy các thành viên trong nhóm giả dược đi bộ và chơi bóng rổ, tóm lại là những việc mà họ đã báo cáo rằng họ không thể làm nổi trước khi được “phẫu thuật”. Những bệnh nhân dùng giả dược đã không phát hiện ra trong 2 năm rằng họ đã được phẫu thuật giả. Một thành viên của nhóm giả dược, Tim Perez, người đã phải đi bộ với một cây gậy chống trước khi phẫu thuật, hiện nay có thể chơi bóng rổ với các cháu của mình. Ông đã tổng kết lại chủ đề của cuốn sách này khi ông nói với Kênh truyền hình khám phá sức khỏe (Discovery Health Channel), “Trong thế giới này bất cứ điều gì cũng là có thể, khi bạn đặt tâm trí của mình vào đó. Tôi biết rằng tâm trí của bạn có thể làm nên phép lạ”.

James Goodlatte là một huấn luyện viên dạy lối sống chính thể được chứng nhận, hiện đang giúp các cặp bố mẹ trẻ và các phụ nữ đang mang thai có được sức khỏe tối ưu. Các bạn có thể liên lạc với ông qua email: [email protected] hoặc thông qua trang web: YourSuperBaby.com.

James Goodlatte

(Theo The Epoch Times, vietsoh.com)


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc