Home » Chia sẻ, Khoa học, Xã hội » Biến đổi giới tính vì… thịt tăng trọng
Nếu sử dụng thịt lợn ăn thực phẩm tăng trọng lâu dài, tồn dư hormone sinh dục trong thực phẩm gia súc không tiêu hoá hết sẽ có nguy cơ làm biến đổi chức năng nội tiết, đặc biệt là chức năng sinh dục, có thể dẫn đến rối loạn chức năng sinh dục.

Nếu chất này tích tụ lâu ngày trong cơ thể người cũng có thể bị chuyển đổi giới tính. Ths Phạm Hồng Ngân – Phó trưởng khoa Thú Y, ĐH Nông Nghiệp Hà Nội cho biết.

Nguy cơ biến đổi giới tính

Cũng theo Ths Phạm Hồng Ngân, nhóm thức ăn tăng trọng có khả năng gây chuyển đổi giới tính là nhóm hormone được sản xuất bởi tuyến sinh dục: Như oestrogene, testosterone và progesterone có thể làm tăng tốc độ sinh trưởng cũng như tỷ lệ thịt nạc so với mỡ và hiệu quả của việc chuyển đổi thức ăn trên một số loại động vật.

Ngoài ra, còn nhiều nhóm thức ăn và chất tăng trọng đang được sử dụng nhiều là chloramphenicol, clenbuterol và salbutamol, là những chất đã bị Bộ NN&PTNT cấm sử dụng trong chăn nuôi từ năm 2002. Gần đây xuất hiện thêm một số nhóm các chất kích thích tổng hợp nhân tạo là nhóm – Agoniste được sử dụng khá phổ biến là: Diethylstilbestrol (DES), trenbolone và zeranol, salbutamol, cimaterol, ractopamin… Trong đó DES và salbutamol được sử dụng khá phổ biến.

Chúng được dùng làm giãn phế quản. Khi dùng cho động vật sản xuất thịt với liều cao hơn liều điều trị, dẫn tới sự chuyển hướng số lượng lớn các chất dinh dưỡng từ mô mỡ về cơ làm tăng sản xuất thịt nạc. Loại hoạt chất này đã bị nhiều nước trên thế giới cấm sử dụng. Chúng có tác dụng làm cho cơ vật nuôi phát triển nhanh, đùi to, gia súc có da dẻ hồng hào khá hấp dẫn.

Nếu con người ăn nhiều loại thịt này về lâu dài sẽ bị tích tụ chất tăng trọng trong cơ thể dễ gây rối loạn các quá trình sinh hoá. Người ăn nhiều loại thịt lợn được nuôi bằng chất này sẽ có triệu chứng tim đập nhanh, tác động lên cơ vòng bàng quang gây giãn nở liên tục dẫn đến tình trạng hay tiểu tiện.

Riêng với thực phẩm sử dụng nhiều chất kích thích tăng trưởng DES, Ths Phạm Hồng Ngân cho biết năm 1980, tại Italia, người ta đã phát hiện ra sự tồn dư của chất này trong thịt bê đóng hộp cho trẻ con. Các trường hợp đàn ông có vú to như phụ nữ thường xuyên được quan sát thấy ở trẻ em trong vùng được quy là do có DES trong thức ăn của trẻ khi chúng còn nhỏ.

Hiện chúng ta chưa kiểm soát hết những gì mà người ta đã cho vào thức ăn chăn nuôi. Các gói thuốc tăng trưởng cho lợn không rõ nguồn gốc vẫn được bán. Còn thành phần của thuốc có chứa hormone tăng trưởng hay những hóa chất bị cấm thì chưa thể xác minh được vì đây là thuốc nhập lậu, không được phép sử dụng.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học- Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội)

(theo vietbao, Tin180.com)


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc